Những thay đổi da phổ biến trong thai kỳ:
- Rạn da:Trên da xuất hiện những vệt màu hồng hoặc hơi đỏ chạy xuống bụng. Vết rạn da xảy ra ở hầu hết các mẹ bầu khi mang thai.
- Nám da, tàn nhang:là hiện tượng thường thấy ở các mẹ bầu vì hiện tượng tăng sắc tố, các vùng da trở nên sạm màu, xuất hiện các đốm nâu. Vùng da bị ảnh hưởng nhiều nhất là trán, má, mũi và cằm.
- Mụn và mụn trứng cá:Tình trạng khó chịu này sẽ biến mất sau thai kỳ. Mụn trứng cá trong thai kỳ là do sự tiết hormone bổ sung xảy ra trong thời kỳ mang thai gây ra các tuyến dầu dư thừa và có thể gây ra mụn. Đi kèm vời hiện tượng này là tình trạng da trở nên dầu ở các mẹ bầu.
Mụn là triệu chứng thường gặp khi mang thai.
- Suy giãn tĩnh mạch:Các tĩnh mạch xanh xuất hiện trên đôi chân của các mẹ trong thời gian mang thai. Sở dĩ có hiện tượng này là do cơ thể cần cung cấp thêm lưu lượng máu cho em bé. Theo như cách gọi dân gian thì đây được xem như là nổi gân xanh, thường xuất hiện ở mẹ bầu sức khỏe yếu.
- Nổi ban và mẩn ngứa:Thông thường, vùng ngứa chỉ xuất hiện quanh rốn, nhưng ở một số người lại lan ra khắp cả người như đùi, ngực và mông. Khi sinh con ra, những nốt ban này sẽ mờ dần nhưng trong quá trình mang thai chúng vẫn khiến các bà mẹ đặc biệt khó chịu.
Một số trường hợp cần có sự can thiệp của bác sĩ
- Mọc lông:Đây là sự ảnh hưởng hormone từ thai nhi khiến các bà mẹ trở nên bớt “nữ tính” trong lúc bé còn ở tạm bụng mẹ. Mẹ bầu lại rơi vào tình trạng lông tay chân mọc “tươi tốt” trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, hiện tượng này không gây phiền hà như các triệu chứng trên.
- Da bị khô: Triệu chứng này thường gây ra ngứa ngáy và những tổn thương da do cọ xát khi gãi do da bị khô rất khó chịu.
Da khô luôn khiến mẹ bầu khó chịu.
- Da trở nên mẫn cảm hơn:Thời gian này da dễ bị kích ứng với các hóa chất có trong mỹ phẩm và cả không khí ô nhiễm nữa.
- Phù: Da bị sưng lên. Tình trạng phù (giữ nước) cũng là một vấn đề phổ biến trong thời kỳ mang thai vì trọng lượng em bé đang lớn đặt áp lực lên các mạch máu ở bụng và chân. Điều này còn làm cho đôi mắt bạn trở nên sưng húp và làn da mọng nước.
Những lưu ý để bảo vệ da
- Bổ sung vitamin cần thiết:
Mẹ bầu cần bổ sung vitamin A và E trong thời gian này. Vitamin E có nhiều trong các loại hạt ngũ cốc, bơ, rau lá xanh, bắp (ngô), đậu tương… Đây là loại vitamin giúp làn da giảm thiểu sự mất nước, chống sạm da, làm mềm da và hạn chế sự nhạy cảm với tia cực tím. Do đó nó giúp da vãn hồi các triệu chứng như nổi mẩn ngứa, nám hoặc rạn.
Vitamin C giúp da tăng tính đàn hồi và chống lại tổn thương oxy hóa. Ngoài các nhóm thực phẩm quen thuộc được biết đến có chưa nhiều vitamin C như chanh, cam, quýt, bưởi…Vitamin C còn có trong ớt và cải xanh.
- Thân thiện với kem dưỡng da:
Kem dưỡng da sẽ giúp mẹ bầu bảo vệ da.
Đừng nghĩ bình thường bạn mới sử dụng kem dưỡng da, mà những lúc bầu bí kem dưỡng da cũng rất cần thiết cho bạn. Kem dưỡng da không chỉ giúp bảo vệ da chống lại các tác động tiêu cực từ môi trường như tia cực tím, bụi bẩn…mà nó còn bổ sung nước cho da và cung cấp một số dưỡng chất bề mặt để da có thể phục hồi.
Bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm ở những vùng riêng biệt bằng bơ ca cao, dầu của cây cúc, dầu vitamin E, dầu tầm xuân. Bên cạnh đó, bạn cũng nên bảo vệ da khi đi ra nắng.
- Không quên uống nước:
Việc cung cấp đủ nước sẽ giúp da bạn giữ vững cấu trúc, đào thải chất nhờn, độc tố và hạn chế việc sinh ra mụn cũng như khắc phục chứng khô da, cho bạn một làn da tươi trẻ. Mỗi ngày bạn nên uống 8-10 ly mỗi ngày.
- Chăm chỉ rửa mặt:
Bạn nên rửa mặt kỹ 2 lần với sửa rửa mặt phù hợp để loại bỏ bụi bẩn và các bã nhờn ẩn trong da. Da mặt sạch sẽ cũng là điều kiện để da tự phục hồi nhanh hơn và giảm thiểu các tổn thương do nhiễm trùng da gây ra.
- Ăn chất béo thiết yếu omega 3:
Để làm giảm nếp nhăn và tăng độ đàn hồi của da, bạn nên bổ sung chất béo omega 3 trong thực đơn hàng ngày của mình. omega3 có nhiều trong dầu cá và các loại cá như cá hồi và cá ngừ. Thực phẩm tăng cường omega 3 là trứng, bánh mì hoặc nước trái cây, cộng thêm các loại rau màu xanh đậm, hạt lanh và quả óc chó...
- Di chuyển, vận động:
Để giảm giãn tĩnh mạch, mẹ bầu nên tranh thủ vận động để cải thiện lưu lượng máu và máu trở lại tim. Chỉ cần đi bộ trong 30 phút mỗi ngày vào mỗi sáng sớm cũng đủ để các mẹ vượt qua triệu chứng “xanh xao” này.
- Tạo tâm lý thoải mái:
Tinh thần sảng khoái sẽ làm làn da khỏe mạnh hơn.
Thư giãn cơ thể và tinh thần càng rất tốt cho da. Vì thế, bà bầu nên nghỉ ngơi hợp lý và hạn chế lo lắng không cần thiết. Thỉnh thoảng nên đi massage để bớt mệt mỏi, giúp cho tinh thần thư thái, nhẹ nhàng hơn và da dẻ được chăm sóc, đào thải các chất bã nhờn dư thừa, làm cho da thông thoáng, hạn chế mụn.
- Lưu ý khi làm đẹp:
Các mẹ bầu khi trang điểm cần phải chọn những loại mỹ phẩm tự nhiên và dịu nhẹ, có nguồn gốc tự nhiên càng tốt, nên tẩy trang kỹ để da có thể thở. Nếu như da bạn quá nhạy cảm thì bạn nên cân nhắc khi trang điểm. Nên sử dụng các loại mặt nạ tự nhiên để làm sạch da và có thể đi massage để da được kích thích lưu thông máu.
- Tạo thói quen chăm sóc da hàng ngày
Hãy tạo cho mình một thói quen quan tâm và bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho da để chúng có khả năng phòng thủ với bất kỳ sự tấn công đột ngột nào dù là bên ngoài hay bên trong cơ thể. Với sự chuẩn bị và duy trì liên tục như vậy làn da của bạn sẽ giảm được đáng kể các tác động không mong muốn dù là trong thời kỳ mang thai.
Yeutre.vn