Những tư thế sinh hoạt an toàn hàng ngày cho mẹ bầu

Có những nguyên tắc nhất định mẹ cần phải tuân theo trong các tư thế đi, đứng, ngồi, nằm… nhằm đảm bảo an toàn và sự lưu thông máu tốt nhất.

banner ads

1. Tư thế đứng

Ngồi lâu trong một tư thế hoàn toàn không tốt cho mẹ bầu. Khi thay đổi từ tư thế ngồi sang đứng nên chậm rãi. Có thể xoa bóp nhẹ nhàng kết hợp trong lúc chuyển đổi tư thế.

Nếu muốn các cơ, khớp không bị tê mỏi, đồng thời kích thích lưu thông khí huyết trong cơ thể mẹ nên chọn tư thế đứng. Trường hợp buộc phải đứng nhiều, mẹ hãy chia đều trọng tâm cho hai chân bằng cách đứng thẳng ngang bằng vai hoặc đổi tư thế trước sau của mỗi một chân để bới mỏi.

Trong tư thế đứng, mẹ có thể tập thể dục cho bàn chân bằng cách bấm đầu ngón chân xuống đất rồi duỗi ra. Lần lượt thực hiện trong khoảng 8 nhịp đếm. Cách khác, mẹ có thể đặt từng chân lên xuống trên một chiếc ghế thấp để thực hiện bài tập nhẹ nhàng cho đôi chân.

2. Tư thế ngồi

Tư thế ngồi đúng là mẹ bầu nên tựa thẳng lưng vào thành ghế

Ngồi đúng là nên tựa thẳng lưng vào thành ghế. Nếu mẹ bầu quá mỏi có thể kê thêm dụng cụ đỡ lưng phía sau. Không nên ngồi yên một tư thế quá lâu sẽ dẫn đến ứ huyết, táo bón và trĩ.

Nếu ngồi trên xe di chuyển đường dài, mẹ có thể nhẹ nhàng xoa bóp hai bắp chân. Việc làm này cốt để tránh trường hợp chuột rút rất hay gặp khi mang thai và giảm chứng tê mỏi cơ.

Tư thế bắt chéo chân không tốt cho mẹ bầu khi nó có thể làm tăng triệu chứng sưng phù ở chân và gây áp lực lên vùng xương chậu vốn phải chịu sự chèn ép của bé.

Khi ngồi xuống, mẹ không nên chỉ ngồi bằng nửa mông. Bởi lẽ, ở tư thế này vùng lưng sẽ bị đau nhói do áp lực đè lên cột sống quá lớn.

Ngồi gập người cũng không tốt cho mẹ bầu khi nó có thể tạo áp lực lên bụng khiến thai nhi gặp nguy. Trong giai đoạn đầu thành hình, phần mềm của thai nhi có thể vĩnh viễn mang dấu tích nếu mẹ ngồi ở tư thế gập bụng.

3. Tư thế đi lại

Máu sẽ lưu thông tốt hơn nếu mẹ thường xuyên đi bộ. Đồng thời, thói quen này còn giúp các cơ chân của mẹ khỏe hơn, các cơ bụng săn hơn để hỗ trợ cho mẹ trong quá trình sinh nở, giảm bớt nguy cơ ven biến dạng.

Lưu ý, mẹ bầu đi bộ nên chậm rãi, thong thả và thư giãn. Nên chọn loại giầy vừa với cỡ chân, có đế bằng và thấp để đi bộ. Khi vận động thấm mệt, mẹ không nên gắng sức mà phải nghỉ ngơi cho đến khi thấy khỏe lại mới tiếp tục.

Khi đi, đầu ngẩng cao, cổ duỗi thẳng, cằm hướng về phía ngực, lưng duỗi thẳng, mông khép chặt, bụng nâng lên để giữ thăng bằng.

Quan sát vật cản trên đường để tránh vấp ngã gây nguy hiểm.

4. Tư thế lên xuống cầu thang

Tư thế thái quá như khom lưng hoặc ưỡn ngực khi mẹ lên cầu thang đều tiềm ẩn các nguy cơ tai nạn mà mẹ nên tránh. Để an toàn, mẹ phải chắc chắn khu vực cầu thang đủ sáng để mẹ lên, xuống các bậc này một cách vững vàng.

Nên bước cả bàn chân khi đi cầu thang thay vì đi nhón mũi. Tốt nhất, mẹ nên vin vào tay vịn cầu thang để đi lên cho an toàn.

5. Tư thế tắm rửa

Nhà vệ sinh tiềm ẩn nguy cơ trơn trượt gây ra những cú ngã rất nguy hiểm cho người mang thai. Do đó, khi bước vào, tay phải của mẹ phải bám chắc vào một điểm cố định nào đó.

Trước khi bước vào nhà vệ sinh hãy quan sát kỹ xem có bọt xà phòng còn sót hay chất kem đổ trên nền nhà không để tránh trơn trượt. Ngoài ra, những lổ hổng trong các nhà vệ sinh công cộng kém chất lượng có thể khiến mẹ bị sẩy chân rất nguy hiểm.

6. Tư thế ngủ

Những tháng cuối thai kỳ mẹ bầu nên nằm nghiêng về bên trái để ngủ ngon hơn

Trong 3 tháng đầu, mẹ có thể nằm ngửa để ngủ thoải mái. Nhưng đến những tháng sau của thai kỳ khi bụng đã lớn gây nhiều cản trở trong tư thế ngủ, mẹ nên nằm nghiêng về bên trái để giấc ngủ sâu hơn.

Hiện nay, có nhiều loại gối ôm cho bà bầu rất tiện lợi, mẹ cũng có thể lựa chọn cho mình một chiếc để có giấc ngủ sâu.

7. Tư thế khi thức giấc

Trong những tháng đầu của thai kỳ, mẹ có thể dễ dàng chìm vào giấc ngủ sâu và sau đó khi thức giấc, ngồi bật thật nhanh. Nhưng mọi chuyện sẽ khác đi khi đến những tháng tiếp theo. Để cẩn trọng, trước khi bước chân xuống giường, mẹ phải theo trình tự đặt chân xuống trước, tiếp đến chống tay đỡ người nâng dậy trước khi thẳng đứng và ra khỏi giường.

8. Tư thế khi nhặt các đồ vật

Động tác cúi người phải hết sức cẩn thận nhất là khi mẹ đã bước sang tháng thứ 6 trở đi. Cột sống lúc này sẽ phải gồng gánh một trọng lượng lớn, gây ra những cơn đau lưng rất khó chịu. Vì thế tư thế cúi gập người không tốt cho mẹ bầu. Trong trường hợp đánh rơi đồ vật và cần nhặt lại, mẹ nên quan sát vị trí nhặt trước khi khuỵ hai đầu gối thấp và từ từ cúi người nhặt đồ.

9. Quan hệ tình dục

Quan hệ tình dục khi mang thai được khuyến khích cho mẹ bầu. Tuy nhiên, cũng phải chọn tư thế an toàn và dễ chịu nhất. Tốt nhất nên quan hệ từ phía sau hoặc dùng thêm dụng cụ bổ trợ như ghế chẳng hạn.

Mẹ bầu nên chọn tư thế quan hệ an toàn để không ảnh hưởng đến thai nhi

Chuyện đi, đứng, ngồi, nằm tưởng chừng không đáng để quan tâm nhưng chỉ một chút sơ suất, mẹ có thể phải gặp nguy hiểm. Vì thế, những điều nêu trên mẹ cũng cần phải biết để tự bảo vệ mình và con trước tiên.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI