Những thay đổi của cơ thể mẹ sau sinh trong tuần lễ đầu tiên

Sau sinh, trong vòng 1 tuần, sản phụ sẽ phải đối mặt với nhiều thay đổi về thể trạng và sức khỏe. Cụ thể về sản dịch, ngực và sữa mẹ... Theo đó, mẹ cần nắm rõ những thay đổi của cơ thể để yên tâm hơn về tình trạng sức khỏe của mình.

banner ads

1. Trong 24 giờ đầu tiên

Sản dịch: Sau sinh trong vòng 8 giờ đầu tiên sau sinh, mẹ nên được nằm nghỉ ngơi hoàn toàn, sau 8 giờ thì nên ngồi dậy và vận động, đi lại nhẹ nhàng. Việc này sẽ giúp tử cung co bóp nhanh để đẩy sản dịch ra ngoài, giúp máu lưu thông tốt hơn, chống táo bón và giúp cho quá trình phục hồi sau sinh diễn ra nhanh hơn.

26553-1.jpg

8 giờ sau sinh mẹ cần được nghỉ ngơi hoàn toàn

Ngực mẹ: Ngày đầu tiên sau sinh hầu như ngực mẹ vẫn chưa có thay đổi gì đáng kể, ngực vẫn mềm chưa căng cứng hay có nhiều sữa.

banner ads

Sữa mẹ: Lúc này ngực của mẹ đã bắt đầu tiết ra sữa non, sữa đặc, có màu vàng đậm. Sữa non mặc dù số lượng có hạn nhưng chứa rất nhiều calo, protein rất tốt cho bé. Do đó sau sinh trong vòng 24 giờ, mẹ nên cho bé bú ngay để bé được ăn sữa non.

Lời khuyên dành cho mẹ:Ngày đầu tiên sau sinh mẹ có thể rất bối rối trong việc cho con bú, chưa biết cách chăm sóc em bé hoặc chăm sóc vệ sinh cá nhân gặp khó khăn. Lúc này mẹ đừng cảm thấy xấu hổ hãy nhờ sự trợ giúp của người thân đặc biệt là anh xã để hai mẹ con được chăm sóc tốt nhất.

2. Trong từ 48 giờ sau sinh

Bước sang ngày thứ 2 cơ thể mẹ đã bắt đầu có những thay đổi đáng kể cụ thể như sau:

Sản dịch: Sản dịch ra nhiều, màu đỏ tươi, kéo dài trong 3 ngày đầu sau đó màu sẽ nhạt và loãng dần. Điều này hoàn toàn bình thường, mẹ nên thường xuyên vệ sinh vùng kín bằng nước ấm hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ do bác sĩ kê đơn.

Bên cạnh đó nên thường xuyên đi lại, vận động nhẹ nhàng để giúp đẩy hết sản dịch ra ngoài, tránh hiện tượng bế dịch rất nguy hại cho sức khỏe của mẹ.

26554-2.jpg

Nên cho bé bú đúng cách để kích thích sữa về

Ngực mẹ: Ngày thứ 2 sau sinh ngực mẹ bắt đầu có dấu hiệu to căng và nặng nề hơn một chút. Nếu sinh mổ mẹ chưa có dấu hiệu này. Nguyên nhân sữa bắt đầu về, khiến ngực mẹ căng và to hơn. Vì thế mẹ nên thường xuyên duy trì cho bé bú đúng cách để giúp sữa về đều và tránh căng tức ngực, viêm tắc tuyến sữa.

Sữa mẹ: Lúc này cơ thể người mẹ vẫn đang sản xuất sữa non và lượng sữa tăng lên đáng kể đủ đáp ứng nhu cầu của bé.

Lời khuyên dành cho mẹ:Lúc này cơ thể mẹ vẫn còn mệt và đau nên cần được nghỉ ngơi và chăm sóc cũng như giúp đỡ từ người thân nhiều hơn. Ngoài ra mẹ nên để ý tới bầu ngực nếu có những triệu chứng bất thường như căng tức quá mức, đau ngực hoặc nứt cổ gà, khô núm vú thì nên báo ngay cho bác sĩ biết để can thiệp sớm tránh bị viêm nhiễm tuyến vú.

3. Trong 72 giờ sau khi sinh

Sản dịch: Ngày thứ 3 sau sinh sản dịch của mẹ vẫn ra nhiều, đặc và có màu đỏ tươi. Mẹ nên dùng băng vệ sinh loại lớn dành cho mẹ sau sinh và cứ 3-4 giờ phải thay băng vệ sinh một lần, trước khi thay băng vệ sinh mẹ phải vệ sinh tay sạch sẽ để tránh vi khuẩn gây viêm nhiễm vùng kín.

Ngực mẹ: Ngực mẹ đã có dấu hiệu nặng nề và căng hơn, khi chạm vào mẹ sẽ có cảm giác đau.

26555-3.jpg

Mẹ nên được ngủ nhiều hơn

Núm vú của mẹ:Sau 72 giời đồng hồ núm vú của mẹ bắt đầu nhạy cảm hơn do các động tác bú của em bé và lượng sữa tăng lên gây ra.

Sữa mẹ: Bước sang ngày thứ 3, sữa mẹ không còn đặc như trước nữa, lúc này sữa bắt đầu lỏng, sữa trong hơn chuyển từ màu vàng sang màu trắng trong. Và lượng sữa cũng về nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu bú của bé.

Lời khuyên dành cho mẹ:Mẹ nên nhờ người thân chăm sóc em bé để có thời gian để ngủ và nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh bị kiệt sức để nhanh chóng phục hồi sau sinh.

4. Ngày thứ 4

Sản dịch: Sản dịch vẫn ra nhiều và tiếp tục kéo dài trong vòng 15 ngày đến 1 tháng. Mẹ nên vệ sinh vùng kín bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ chuyên dụng cho mẹ sau sinh.

Ngực mẹ: Kích cỡ bầu ngực của mẹ tăng lên chóng mặt, mẹ sẽ cảm thấy cương, tức ngực. Nếu không cho bé bú thường xuyên mẹ có nguy cơ bị viêm tắc tuyến sữa hoặc áp - xe vú rất nguy hiểm. Khi bị cương tức ngực mẹ có thể massage nhẹ nhàng để làm mềm mại bầu ngực đồng thời dùng khăm ấm để chườm nóng. Nếu bé không bú hết mẹ có thể vắt sữa để dự trữ vừa giảm cương tức ngực vừa giúp sữa về đều, phòng tránh tắc tuyến sữa.

26556-4.jpg

Nếu ngực và núm vú có dấu hiệu bất thường nên thông báo cho bác sĩ

Núm vú mẹ: Các cơn đau rát sẽ bắt đầu giảm những nếu hiện tượng đau và khô núm vú vẫn xuất hiện và nếu hiện tượng này kéo dài thì nên đi khám bác sĩ để được tư vấn thêm.

Lời khuyên dành cho mẹ:Nên cho bé bú thường xuyên và đúng cách để phòng tránh ngực cương cứng và tức ngực đồng thời giúp sữa về đều hơn. Bên cạnh đó mẹ cũng nên vắt sữa để dự trữ và thông báo cho bác sĩ biết nếu núm vú hoặc ngực có những dấu hiệu bất thường.

5. Từ ngày thứ 5 - 6 sau khi sinh

Sản dịch: Nếu sản dịch ra đều nghĩa là mẹ đang phục hồi tốt. Lúc này sản dịch đã bắt chuyển sang màu hồng nhạt hoặc nâu. Sản dịch sẽ ít đi trong vài tuần tiếp theo.

Vú mẹ: Lúc này lượng sữa mẹ tăng lên rất nhanh, mẹ sẽ cảm thấy đau ngực sau mỗi bữa ăn, sữa có thể chảy ướt áo. Trước khi bú mẹ hãy vắt đi vài giọt sữa sau đó mới cho bé bú. Để giảm đau có thể massage nhẹ nhàng hoặc lau, chườm ngực bằng khăn ấm, uống sữa nóng hoặc trà thảo dược cũng tốt.

26557-5.jpg

Mẹ nên ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý

Sữa mẹ: Sữa mẹ có màu trắng, trong, sữa về đều hơn, dư thừa lượng sữa cho bé bú. Mẹ có thể vắt dự trữ trong ngăn đông tủ lạnh để cho em bé bú dần.

Lời khuyên dành cho mẹ:Ngày thứ 5 -6 mẹ cũng cần được nghỉ ngơi nhiều hơn. Bên cạnh đó nên ăn uống đầy đủ dưỡng chất tránh kiêng cữ quá mức dẫn đến thiếu chất làm cho quá trình phục hồi sau sinh diễn ra chậm hơn, không có sức khỏe để chăm em bé. Và dễ bị táo bón sau sinh. Điều quan trọng tránh giao hợp trong thời gian này, nên kiêng cữ nhất ít nhất 1 tháng sau sinh.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI