Những sai lầm trong việc nuôi dạy con ngay cả những bậc cha mẹ nhiều kinh nghiệm cũng mắc phải

Liên quan đến việc nuôi dạy con, các nhà tâm lý học giải thích về những sai lầm mà ngay cả những bậc cha mẹ nhiều kinh nghiệm nhất cũng dễ dàng mắc phải. Theo các số liệu thống kê thì hầu hết phụ huynh đều chắc chắn rằng, họ nuôi dạy con cái rất tốt. Họ nghĩ rằng họ có kỹ năng sư phạm ổn. Tuy nhiên, điều đó không phải lúc nào cũng đúng. Các ông bố, bà mẹ thường lặp lại sai lầm của mình, điều đó gây ra sự sợ hãi cho con cái, dẫn đến việc chúng sẽ có thái độ và cách cư xử không hay từ thế hệ này qua thế hệ khác.

banner ads

Về việc sai lầm trong cách nuôi dạy con, dưới đây là một số sai lầm điển hình, mà cha mẹ thường mắc phải và khuyến cáo của các nhà tâm lý học từ khắp nơi trên thế giới, nhằm giúp cha mẹ tránh được việc rơi vào những cái bẫy của các khuôn mẫu giáo dục mang tính tiêu cực.

1. Mách lẻo là không tốt

Phụ huynh thường nhắc nhở con cái rằng “Đừng mách lẻo” và chúng tin rằng đây là một nguyên tắc cần tuân theo. Tuy nhiên, các nhà tâm lý học lại lo lắng về việc trẻ có xu hướng sẽ không nói về những rắc rối mà chúng gặp phải ở trường học. Họ nghĩ rằng, hầu hết trẻ em không đề cập đến chuyện bị quấy rối, lạm dụng hay ngược đãi ở trường vì sợ rằng mình sẽ bị gắn mác là một kẻ hớt lẻo.

Thay vì vậy, người lớn nên dạy trẻ kể về những bất công mà chúng gặp ở trường, đồng thời ủng hộ nếu trẻ quyết định báo với cha mẹ và thầy cô để giải quyết các rắc rối.

Dạy con đừng mách lẻo chưa chắc đã là một điều tốt
Dạy con "mách lẻo là không tốt" - thực sự chưa hẳn là yếu tố mang lại hiệu quả tích cực trong việc giáo dục con cái. Ảnh Internet

2. Trẻ em không nên thể hiện cảm xúc tiêu cực

Cha mẹ thường ghét thấy cảnh con mình tỏ ra đau khổ, khó chịu dù đó là khi trẻ khóc lóc, giận dữ hay ném đồ chơi. Vì vậy phụ huynh thường dễ dàng la mắng trẻ “đừng khóc” thay vì tìm hiểu xem chuyện gì đã xảy ra.

Cách phản ứng này đối với các hành vi của trẻ là cực kì tệ vì cảm xúc tiêu cực là thứ cần phải được thoát ra để không làm ức chế hệ thần kinh. Đây là nền tảng của sức khỏe tâm lý. Khả năng thể hiện cảm xúc tiêu cực là một đặc trưng của người trưởng thành, vậy đó cũng là thứ mà trẻ thực sự cần trong tương lai và nó nên được bắt đầu phát triển ngay từ bây giờ, lúc trẻ còn nhỏ.

3. Thầy cô giáo, bạn bè và hàng xóm nên yêu thích trẻ

Tất cả những gì các bậc cha mẹ mong muốn là con cái mình có thể sống hòa đồng với người khác và họ cũng không bao giờ muốn trẻ phải nghe đến bất kì sự xúc phạm, hay mâu thuẫn nào với đồng nghiệp của mình. Để cố gắng đạt được điều này, đôi khi họ chọn chiến thuật “tử tế với tất cả mọi người”.

Đương nhiên, việc sống hòa đồng và giao tiếp hòa nhã với mọi người rất quan trọng, nhưng đừng bao giờ đi quá xa trong việc cố làm hài lòng tất cả mọi người, vì để làm cho mọi người thích bạn, bạn thường phải hy sinh sở thích và mục tiêu của mình. Nếu bạn áp đặt điều này lên trẻ thì trẻ cũng sẽ chịu hậu quả tương tự.

Cố làm hài lòng mọi người không phải là một cách giáo dục trẻ hoàn toàn đúng đắn
Bố mẹ không nên áp đặt cách dạy con rằng, nên hòa nhã và cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người, để trẻ không phải chịu hậu quả về việc phải thích người khác một cách gượng ép và không chân thật. Ảnh Internet

4. Những đứa trẻ học hành không chăm chỉ và không đạt kết quả tốt thì khi lớn lên sẽ không tìm được công việc tốt

Nhiều bậc cha mẹ tin rằng sự thành công trong trường học của trẻ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công khi trẻ trưởng thành. Đương nhiên giáo dục có vai trò quan trọng nhưng không phải là nhân tố duy nhất quyết định sự thành công.

Howard Gardner của trường Havard đã xác định được 7 yếu tố riêng biệt, liên quan đến sự thông minh và tin rằng, hầu hết các cuộc kiểm tra IQ đều ước lượng dựa trên tính logic, trong khi bỏ qua các yếu tố khác như cảm giác vận động, trực quan về không gian, cảm thụ âm nhạc và một số yếu tố biểu hiện trí thông minh khác. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng trí tuệ cảm xúc đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với thành công của một người khi họ trưởng thành.

5. Trẻ em nên được hưởng những gì đắt nhất và những loại công cụ, đồ chơi hiện đại nhất

Các nhà xã hội học Mỹ cho rằng số tiền mà các bậc cha mẹ chi cho con cái đang tăng lên hàng năm. Điều này làm cho mong muốn có con của nhiều gia đình không được coi là ưu tiên hàng đầu.

Ashley Eneriz, một bà mẹ và là một chuyên gia tài chính nhận thấy rằng, phụ huynh thường dành nhiều hơn mức cần thiết khi chi tiêu cho con cái. Ashley cũng khuyến cáo các cha mẹ hãy thực sự suy nghĩ về thứ mình định mua cho con xem có cần thiết hay không. Có thể bạn đang muốn cho con cái của bạn những gì mà tuổi thơ bạn không có được? Hay bạn đang muốn giải quyết những dằn vặt về mặt tâm lý của chinh mình?

Tiết kiệm tiền đối với con cái không khiến bạn trở thành bậc cha mẹ tồi mà ngược lại, cha mẹ cần kiệm sẽ là tấm gương cho con cái và việc tiết kiệm sẽ dạy con biết cách tiêu tiền , để trẻ không tiêu xài vào những thứ vô bổ.

Bố mẹ tiết kiệm để con học được cách sử dụng đồng tiền một cách đúng đắn
Cha mẹ hãy tiết kiệm trong việc mua đồ đạc cho con, để trẻ học được sự tiết kiệm là cần thiết và không tiêu tiền vào những gì vô bổ. Ảnh Internet

6. Một hình phạt tương đương với việc trẻ sẽ bị tước mất một thứ gì đó mà chúng yêu thích

Các nhà tâm lý học chắc chắn rằng, việc tước đoạt một thứ gì đó mà trẻ yêu thích không phải là một hình thức trừng phạt hiệu quả. Đây là một trong những xu hướng nguy hiểm nhất của các bậc cha mẹ tiêu cực: giữ vai bề trên, trừng phạt trẻ và chỉ sau đó mới tha lỗi cho trẻ. Tuy nhiên, khi cha mẹ áp dụng hình thức này thì quy tắc thường không rõ ràng vì các hình phạt còn phụ thuộc vào tâm trạng của cha mẹ.

Trong cách nuôi dạy giáo dục con, việc tước khỏi bé một thứ gì đó mà bé thích hoặc khoảng thời gian với bạn bè sẽ không dạy cho bé được điều gì tích cực cả mà ngược lại, trẻ sẽ hiểu rằng, có sức mạnh và quyền lực trong tay thì có thể làm bất cứ thứ gì mình muốn.

7. Cha mẹ nên giúp trẻ tiêu khiển mọi lúc

“Tôi không muốn con mình cảm thấy buồn chán” là những gì các bậc cha mẹ thường nói khi gửi con đến các lớp ngoại khóa, hoặc khi họ mua cho con những món đồ chơi mang tính giáo dục mới. Họ cố gắng để đảm bảo rằng trẻ sẽ không có khoảng thời gian trống tẻ nhạt nào. Những bậc cha mẹ mắc phải sai lầm này là do họ nghĩ rằng, nhiệm vụ quan trọng nhất của mình là luôn giúp con được giải trí.

Tuy nhiên, lời khuyên của các nhà tâm lý học là trẻ em sẽ không học được cách tự đứng trên đôi chân của mình, nếu cha mẹ không cho chúng cơ hội.

Để trẻ tự đứng trên đôi chân của chính mình đôi lúc là một việc làm cần thiết
Không nhất thiết phải giúp trẻ tiêu khiển mọi lúc vì sợ trẻ buồn chán. Đôi lúc, hãy để trẻ học được cách tự đứng trên đôi chân của chính mình. Ảnh Internet

8. Trẻ em nên chia sẻ đồ chơi của mình

Nhiều phụ huynh tin rằng, trẻ em cần phải được dạy cách chia sẻ tuy nhiên điều này không phải lúc nào cũng đúng. Những đứa trẻ bị buộc phải chia sẻ thứ gì đó được tin là bản thân chúng cũng sẽ thực sự muốn như vậy. Nhưng ngược lại, chúng sẽ trở nên keo kiệt hơn với suy nghĩ rằng chẳng thể biết được khi nào ba mẹ lại muốn mình thể hiện mình là người rộng lượng đến như thế nào.

Các nhà tâm lý học khuyến cáo bạn nên đặt mình vào vị trí của trẻ. Bạn có muốn chia sẻ một thứ gì đó của mình cho một người mà bạn không biết rõ? Bạn có sẵn sàng cởi chiếc áo sơ mi yêu thích mà mình đang mặc chỉ vì hàng xóm thích nó? Chúng tôi không nghĩ là bạn sẽ làm như vậy. Vì vậy, bạn hãy cố gắng giải thích cho trẻ hiểu và tìm cách dàn xếp hợp lý nhất đối với các đứa trẻ, để tránh gây cho chúng những suy nghĩ tiêu cực về sự chia sẻ .

Theo Bright Side

Lily Nguyễn lược dịch

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI