1. Phương pháp giáo dục STEM là gì?
STEM là viết tắt của Science, Technology, Engineering, Math - Ảnh InternetThuật ngữ STEM là chữ viết tắt của bốn từ tiếng Anh: Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Mathematics (Toán). Nền tảng củaphương pháp giáo dục STEMchính là giáo dục khoa học.
Theo Hiệp hội các giáo viên dạy khoa học Mỹ - NSTA, phương pháp giáo dục STEM là cách thức tiếp cận liên ngành trong quá trình học. Trong đó các khái niệm học thuật mang tính nguyên tắc được lồng ghép với các bài học trong thế giới thực. Ở đó các học sinh áp dụng các kiến thức trong khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán vào trong các bối cảnh cụ thể. Giúp kết nối giữa trường học, cộng đồng, nơi làm việc và các tổ chức toàn cầu. Để từ đó phát triển các năng lực trong lĩnh vực STEM và cùng với đó có thể cạnh tranh trong nền kinh kế mới.
2. Đặc điểm cơ bản của phương pháp giáo dục STEM
- Phương pháp giáo dục STEM là phương pháp tiếp cận liên ngành
Phương pháp giáo dục STEM là một dạng dạy học tích hợp nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Các môn học trong chương trình học có sự kết nối, bổ trợ lẫn nhau. Do đó, nếu một chương trình học chỉ có nhiều môn, nhiều giáo viên dạy các ngành khác nhau, mà không có sự kết nối và bổ trợ lẫn nhau thì chưa được gọi là giáo dục STEM.
- Phương pháp giáo dục STEM lồng ghép các bài học lý thuyết vào trong thực tế cuộc sống
Đó là thể hiện sự ứng dụng kiến thức lý luận vào thực tiễn để giải quyết các vấn đề của thực tế cuộc sống. Ở đây, không còn rào cản của việc học kiến thức lý thuyết với ứng dụng. Do vậy, phương pháp giáo dục STEM nhất thiết phải hướng đến các hoạt động thực hành và vận dụng kiến thức. Điều này nhằm để tạo ra sản phẩm, hoặc giải quyết các vấn đề cụ thể của thực tế cuộc sống.
- Giáo dục STEM giúp kết nối từ trường học, cộng đồng đến các tổ chức toàn cầu
Giáo dục STEM không chỉ hướng đến vấn đề cụ thể của địa phương, mà phải đặt trong mối liên hệ với bối cảnh kinh tế toàn cầu và các xu hướng chung của thế giới. Giáo dục STEM giúp học sinh nhận thức được tầm quan trọng của kiến thức các môn khoa học, toán và công nghệ và hướng đến sự vận dụng kỹ thuật trong việc giải quyết các vấn đề.
3. Mục đích của phương pháp giáo dục STEM
Mục đích của phương pháp giáo dục STEM không phải để đào tạo ra các nhà khoa học, nhà toán học, kỹ sư. Mà mục đích chính là truyền cho học sinh hứng thú học tập . Giúp các em hiểu được mối liên hệ giữa kiến thức, và tầm quan trọng của kiến thức STEM, đến thế giới và sự phát triển của xã hội trong tương lai. Ngoài ra, các kỹ năng thực hành khoa học và kỹ thuật, cũng góp phần quan trọng trong việc vận dụng các kiến thức được học, trong việc giải quyết vấn đề và tạo thành sản phẩm.
4. Lợi ích mà trẻ nhận được từ phương pháp giáo dục STEM
- Giáo dục STEM giúp trẻ vừa học được kiến thức khoa học, vừa học được cách vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn. Giáo dục STEM sẽ phá đi khoảng cách giữa hàn lâm và thực tiễn, tạo ra những con người có năng lực làm việc “tức thì” trong môi trường làm việc có tính sáng tạo .
- Giáo dục STEM đề cao đến việc hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho trẻ. Trong mỗi bài học theo chủ đề STEM, trẻ được đặt trước một tình huống có vấn đề thực tiễn cần giải quyết, liên quan đến các kiến thức khoa học. Để giải quyết vấn đề đó, trẻ phải tìm tòi, nghiên cứu những kiến thức thuộc các môn học có liên quan đến vấn đề và sử dụng chúng để giải quyết vấn đề đặt ra.
- Giáo dục STEM đề cao một phong cách học tập sáng tạo của trẻ. Phương pháp đặt trẻ vào vai trò của một nhà phát minh. Người học sẽ phải hiểu thực chất của các kiến thức được trang bị; Phải biết cách mở rộng kiến thức; Phải biết cách sửa chữa, chế biến lại chúng cho phù hợp với tình huống có vấn đề mà trẻ đang phải giải quyết.
[caption-3]
Phương pháp giáo dục STEM không phải là phương pháp dễ dàng thực hiện, đặc biệt đối với điều kiện nước ta hiện nay. Tuy nhiên, hiểu về STEM và những thế mạnh nhất định của phương pháp này, nếu các mẹ chú ý, có thể sẽ khai thác được để giúp con mình phát triển tốt hơn.
Thanh Ngọc tổng hợp