Dạy con kỹ năng kết bạn và chia sẻ

Trong cuộc đời của mỗi người, có một người bạn để chia buồn, sớt vui sẽ thật sự quý giá biết bao! Là một đấng sinh thành và là người có nhiều trải nghiệm về được mất trong tình bạn, bạn sẽ chia sẻ với con cái những gì?

banner ads

8692-friendship-question-wallpapers.jpg

Giúp con hiểu được thế nào là tình bạn đích thực

Dạy con kỹ năng kết bạn

Làm sao để con biết nên kết bạn với những đứa trẻ nào trong khi chúng không đủ vốn sống để nhận biết thật - giả, đúng - sai trong tình bạn? Hãy trở thành những người hướng dẫn trẻ với các bước sau:

Bước 1: Hiểu về tình bạn đích thực

banner ads

Đó có thể là câu chuyện của chính bạn hoặc một vài mẫu hình về một tình bạn đẹp mà trẻ có thể cảm thấy gần gũi khi bạn nhắc đến. Điều đó giúp trẻ chân nhận về một tình bạn đẹp có thực hơn là chỉ mường tượng về chúng.

Bước 2: Cởi mở

Hãy chỉ cho trẻ thấy khi mở lòng và chủ động làm quen, chúng sẽ có được nhiều người bạn hơn là cứ ù lì chờ đợi một ai đó đến làm quen.

Bước 3: Tiếp cận

Trẻ cần được học về những phép lịch sự tối thiểu khi làm quen với người mới. Đi đôi với lời chào, chắc chắn không thể quên một nụ cười thân thiện. Nó sẽ giúp xóa tan khoảng cách để con bắt đầu những câu hỏi xã giao như: hỏi tên, hỏi tuổi, hỏi lớp, hỏi trường… Bạn có thể giải thích thêm cho bé hiểu đó chỉ một trong vô vàn cách thức để con người bắt đầu một tình bạn. Thực tế, có những tình bạn đẹp bắt đầu bằng những cuộc “đụng độ” chứ không phải là từ những lời chào hỏi thông thường.

Bước 4: Nhận ra điểm tốt của bạn

Hãy dạy cho trẻ cách nhìn thấy điểm tốt ở người bạn của mình thay vì cứ xét nét những thói quen vặt vãnh. Trẻ sẽ cảm thấy những điều tốt đẹp ở nhiều người khác để quyết định có nên bắt đầu một tình bạn lâu dài hay không?

Bước 5: Lòng trung thành trong tình bạn

8683-yeutrevn-ket-ban.jpg

Hãy giúp con hiểu tình bạn cũng cần lòng trung thành

Trẻ cần phải hiểu trong tình bạn chân thành không có chỗ cho sự phản bội. Ngay cả khi con nhận thức được rằng không nên cổ súy hành vi sai trái của bạn thì cũng không thể bỏ mặc nó nếu vẫn còn cách khuyên giải.

Bước 6: Không phải ai chơi chung với con cũng đều là bạn bè

Trẻ cần biết điều này để không quá lý tưởng hóa về một mối quan hệ đồng trang lứa. Mặc dầu vậy, trẻ vẫn cần thân thiện với tất cả mọi người. Đó sẽ là một ứng xử của người khôn ngoan mà trẻ cần học hỏi.

Bước 7: Tăng thêm cơ hội kết bạn

Hãy để trẻ được tham gia vào các câu lạc bộ, các tổ chức mà chúng nhận thấy những lợi ích có được. Đó sẽ là môi trường để chúng giao tiếp và kết thêm nhiều bạn mới. Hoặc không, chính bạn hãy tạo ra những nhóm nhỏ bằng cách quy tụ những bọn trẻ có chung sở thích hoặc mục địch lại với nhau và cho chúng cơ hội được giao lưu.

Bước 8: Trở nên những ông bố, bà mẹ nhiệt tình

Khi bạn cởi mở và thân thiện với những người bạn mới của con, bạn cũng dạy cho chúng thấy một bài học tuyệt vời trong giao tiếp.

Dạy con kỹ năng chia sẻ

Trẻ không thể học cách chia sẻ với người khác nếu bố mẹ không phải là những người cư xử nhã nhặn và đầy yêu thương. Vì thế, hãy tự giúp mình bằng những cách sau:

Cho con môi trường của tình yêu thương

Những đứa trẻ nhận được tình yêu thương cũng có xu hướng chia sẻ tình thương yêu tốt hơn. Thay vì cứ tập trung vào những món đồ xa xỉ, những vật vô hồn, trẻ sẽ dễ dàng hiểu và cảm thông với những gì diễn ra xung quanh chúng. Lòng trắc ẩn được hun đúc từ môi trường yêu thương giúp trẻ luôn sẵn sàng giúp đỡ khi người khác cần.

Trao quyền lựa chọn cho con

Để trẻ thấy điều được mất khi lựa chọn chia sẻ với người khác cũng là cách hay để chúng tự rút ra bài học cho chính mình. Chẳng hạn, bạn cho chúng tự quyết định cho hay không cho cái kẹo đang cầm trên tay. Khi chúng quyết định và hành động xong, bạn hãy giải thích cho trẻ biết nó có được gì và mất gì sau việc làm vừa rồi.

Cho con hiểu đôi khi chia sẻ chỉ là mượn tạm

Sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu con bạn hiểu rằng việc chia sẻ một món đồ chỉ là mượn tạm và nó sẽ về lại chủ cũ của nó khi kết thúc trò chơi hoặc qua một thời điểm nào đó.

Khen ngợi trẻ

8688-yeutrevn-ket-ban-1.jpg

Khen ngợi trẻ là hành động khích lệ cần thiết.

Đây là việc làm cần thiết để khích lệ những hành động đúng của trẻ dù đôi lúc sự sẻ chia không hoàn toàn tự nguyện. Nên nhớ, đó chỉ nên là lời khen ngợi chứ không phải một phần thưởng đáp trả. Nếu được nhận những phần thưởng cho một việc phải làm và nên làm trẻ sẽ trở thành người luôn đòi hỏi “bánh ít đi bánh quy lại”.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Đã có 1 người đánh giá Hữu Ích

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI