Những giải pháp cho làn da sưng húp, phát ban và nổi mẩn ngứa ở mẹ bầu

Ở những tháng cuối thai kỳ, thai nhi phát triển nhanh khiến cơ thể người mẹ có nhiều biến đổi, có thể gặp các hiện tượng khó chịu như da bị sưng húp, phát ban và nổi mẩn ngứa. Chính vì vậy, mẹ nên hiểu được những sự biến đổi này để có cách ứng phó cho phù hợp.

banner ads

1. Mặt sưng húp

Ở ba tháng cuối thai kỳ thường vào buổi sáng, mí mắt và khuôn mặt có thể sưng húp. Nhìn chung đây là hiện tượng vô hại, tuy nhiên, nếu bạn có bọng ở mặt và tăng cân đột ngột, thì gặp bác sĩ để tham vấn. Trong thời gian bầu bì, làn da giữ nước hơn mức bình thường, vì thế hiện tượng da bị sưng húp, xuất hiện các các đốm màu đỏ…

Giải pháp:

Trong những lúc như thế này, thai phụ nên nghỉ ngơi hoàn toàn. Hiện tượng khó chịu này sẽ biến sau khi sinh em bé xong.

4542-bau-bi.jpg

Khi có những triệu chứng bất thường trong thai kỳ như mặt, mắt sưng húp... mẹ bầu cần dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn.

2. Phát ban

Thân nhiệt của phụ nữ mang thai thường cao hơn mức bình do nội tiết tố ảnh hưởng đến các tuyến mồ hôi. Điều này có thể làm tăng cơ hội cho chứng phát ban nhiệt, gây ngứa cho toàn cơ thể, có những điểm trông như vết cắn của côn trùng.

Những nốt ban này có thể xuất hiện bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ và tiến triển nặng hơn khi có bất thường ở hàm lượng hormone. Nó có thể không gây biến chứng cho mẹ nhưng lại gây hại cho bé nếu không được điều trị.

Giải pháp:

Phát ban xuất hiện kèm theo những nốt nhô lên, ngứa ngáy ở bụng, lây lan tới đùi khoảng tuần thứ 34 nhưng thường biến mất sau sinh. Theo các nhà khoa học lý giải, điều này có thể do các tế bào của thai nhi xâm lấn vào làn da của mẹ gây ra hiện tượng trên, có thể điều trị bằng thuốc chuyên biệt theo chỉ định của bác sĩ.

3. Da bị ngứa

Nhiều phụ nữ mang thai ở tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3 da thường bị ngứa, đặc biệt là xung quanh bụng và ngực, do căng da để thích ứng với sự tăng trưởng của cơ thể khi thai nhi phát triển ngày một lớn. Thậm chí, cuối thai kỳ, một số phụ nữ cũng phát triển vô hại chứng ngứa da gà đỏ trên bụng. Nó có thể lây lan đến mông, tay, chân, gây khó chịu.

Một số khác chị em phụ nữ khi mang thai thường thấy biểu hiện làn da bị khô, ngứa, mẩn đỏ và quá mẫn cảm. Ở một số người hiện tượng này chỉ tập trung ở gan bàn tay hoặc gót chân.

Giải pháp:

- Sử dụng sản phẩm sữa rửa mặt hai lần mỗi ngày không chứa xà phòng và không mùi. Dùng khăn gạc ướp lạnh (có thể nhúng khăn vào nước làm) để giảm bớt sức nóng do sự rát da gây nên.

- Tránh xa các các loại mỹ phẩm dạng lỏng có hydrocortisone, sản phẩm có chứa các chất tạo hương thơm dễ gây kích ứng da.

- Bạn nên dùng chanh để chà xát những nột mẩn ngứa. Cách này rất hiệu quả và an toàn cho cả mẹ và bé.

4543-giam-dau-dau-o-ba-bau-kienthuc4phrh.jpg

Mẹ bầu nên uống đủ nước để tránh khô da.

- Mẹ bầu nên uống đủ nước.

- Nếu da có mụn nhỏ thì hãy đến gặp bác sĩ vì điều này có thể gây hại cho mẹ, tuy trường hợp này hiếm nhưng mẹ bầu cũng nên chú ý.

- Ngứa trầm trọng, đặc biệt là trong ba tháng cuối, đây có thể là một dấu hiệu của sự ứ intrahepatic của thai kỳ (ICP). Các biểu hiện khó chịu như: ngứa trầm trọng trên da và đôi khi buồn nôn, nôn mửa, vàng da và chán ăn, mệt mỏi. Nếu rơi vào tình trạng này, tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ nhưng lại ảnh hưởng đến thai. Những phụ nữ có ICP có nhiều khả năng có thai chết lưu hoặc sinh non.

- Ngoài ra nếu các trường hợp bị ngứa liên tục và không có dấu hiệu thuyên giảm, mẹ bầu nên đi khám bác sĩ.

Yeutre.vn

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI