những trường hợp sau sẽ là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm bà bầu nên lưu ý.
Đau bụng dưới do chửa ngoài dạ con
Đau bụng kèm theo các triệu chứng bất thường đáng lo ngại cho mẹ bầu.
Nếu mẹ bầu cảm thấy bụng dưới đau dữ dội hoặc đau từng cơn dài, diễn ra nhiều lần đi kèm với nó là cảm giác buồn nôn và chảy máu âm đạo bất thường thì nên đến ngay bệnh viện để được thăm khám. Đây là triệu chứng cho thấy mẹ có thể đã chửa ngoài dạ con. Triệu chứng này thường xuất hiện khi mẹ đã ngừng kinh được từ 6 – 12 tuần. Nếu không được can thiệp mẹ bầu sẽ gặp nguy hiểm.
Đau bụng do sẩy thai
Trong vòng bảy tháng đầu thai kỳ nếu mẹ bầu bị đau bụng đi kèm với đau lưng và xuất huyết âm đạo thì đây là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu đang đứng trước nguy cơ sẩy thai. Nếu máu ở âm đạo xuất hiện ồ ạt, có máu vón cục và đau bụng dữ dội thì nguy cơ này càng cao.
Đau bụng do sinh non
Trong khoảng tuần thai từ 20 đến 36 của thai kỳ nếu mẹ bầu cảm thấy đau bụng cùng các triệu chứng như: xuất hiện các cơn co thắt diễn ra khoảng 5-10 phút/lần và kéo dài 30 giây, xuất hiện máu ở âm đạo, vỡ ối, đau lưng, chuột rút và có áp lực ở xương chậu… nên nhập viện ngay lập tức. Dấu hiệu này cho thấy mẹ bị sinh non.
Đau bụng do nhau thai bị gãy
Khi đau bụng dữ dội mẹ bầu nên đến bệnh viện ngay.
Triệu chứng đau bụng cùng với việc ra máu âm đạo, đi tiểu đau rát, xuất hiện các cơn co thắt liên tục và thai nhi hoạt động ít đi là dấu hiệu vô cùng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Lúc này có thể nguyên nhân là do nhau thai bị đứt gãy, nhất là trong thời điểm bé chuẩn bị chào đời. Hãy đến gặp bác sĩ của bạn nhanh nhất có thể.
Đau bụng đo nhiễm khuẩn đường tiểu
Nhiễm khuẩn đường tiểu cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau bụng. Các dấu hiệu đi kèm như đau rát khi đi tiểu, áp lực ở vùng xương chậu, nước tiểu có mùi khó chịu hay lẫn máu.. Lúc này tốt nhất mẹ cũng nên đến bệnh viện để được chăm sóc.
Bà bầu bị đau bụng do bào thai bị bong sớm
Khi bong thai ở mức độ nhẹ cũng gây ra đau ở vùng bụng và xuất huyết. Nếu bong thai ở mức độ nghiêm trọng có thể khiến mẹ bầu đau bụng như cắt và ra rất nhiều máu.
Chửa trứng
Nếu thai phụ có độ lớn vòng hai không phù hợp khi ở tháng thai kỳ thứ 2 – 4, tử cung mềm và đoạn dưới phồng lên, lúc này mẹ bầu có thể được chẩn đoán là chửa trứng. Chửa trứng này khiến cho mẹ bầu bị đau bụng dữ dội cấp tính.
Tiền sản giật
Một trong những biểu hiện của tiền sản giật là đau bụng. Các triệu chứng khác như đau đầu, mờ mắt, buồn nôn, tay chân sưng phù, tăng cân đột ngột…
Tiền sản giật là một biến chứng nguy hiểm gồm các triệu chứng như tăng huyết áp, rối loạn chức năng hệ thần kinh, co giật, hôn mê…
Mẹ bầu bị đau bụng, dù nhẹ, cũng không nên chủ quan tự uống thuốc, nên có chỉ định của bác sĩ.
Các nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân khác cũng có thể gây ra chứng đau bụng ở mẹ bầu như: ngộ độc thực phẩm, táo bón, sỏi thận, rối loạn tiêu hóa… Dù bị đau bụng vì nguyên nhân gì mẹ bầu cũng nên đến bác sĩ để được thăm khám nếu cơn đau kéo dài, không thuyên giảm hoặc dữ dội.
Lưu ý: Khi bị đau bụng mẹ bầu không được tự ý uống thuốc, nên có sự thăm khám của bác sĩ để đảm bảo an toàn.
Yeutre.vn (Tổng hợp)