Nhiễm khuẩn hậu sản và những điều các mẹ nên biết

Nhiễm khuẩn hậu sản xảy ra ở sản phụ sau sinh, khởi điểm từ đường sinh dục. Nhiễm khuẩn không chỉ gây ra những biến chứng khôn lường ở sản phụ mà còn ảnh hưởng xấu đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ.

banner ads

Nhiễm khuẩn hậu sản xảy ra ở sản phụ sau sinh

Các dạng nhiễm khuẩn

1. Nhiễm khuẩn tầng sinh môn

Nếu các mẹ thấy vết khâu tầng sinh môn bị sưng, đỏ, đau, mưng mủ có triệu chứng sốt nhưng không cao thì mẹ đã bị nhiễm khuẩn tầng sinh môn hậu sản. Nguyên nhân chủ yếu là do vết khâu tầng sinh môn không được vô trùng và không đúng kỹ thuật hoặc còn sót gạc trong âm đạo.

Khi bị nhiễm bệnh, các mẹ nên đến ngay cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và được điều trị như sử dụng thuốc sát khuẩn để rửa, cắt chỉ khi có mưng mủ, đóng khố vệ sinh, gạc vô khuẩn.

2. Viêm tử cung toàn bộ

Nếu nhiễm khuẩn tầng sinh môn chỉ là một trong những vấn đề hậu sản nhẹ đối với sản phụ, viêm tử cung toàn bộ cònnguy hiểm hơn nhiều. Bởi vì không chỉ lớp niêm mạc bị nhiễm trùng mà còn có những ổ mủ trong lớp cơ tử cung. Nếu ủ bệnh và không kịp thời thăm khám có thể dẫn đến viêm phúc mạc và nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm.

Dấu hiện nhận biết tình trạng nguy hiểm này là: khi thấy cơ thể sốt cao từ 39-40 độ C, tử cung to mềm, ấn thấy đau, sản dịch hôi thối, màu nâu đen là đã bị nhiễm trùng nặng và cần phải đến các cơ sở y tế ngay lập tức.

Cách điều trị có thể là bù nước và điện giải, truyền máu nếu cần hoặc dùng kháng sinh đường tiêm liều cao, phổ rộng và phối hợp. Cấy sản dịch và điều trị theo kháng sinh kết hợp với thuốc co hồi tử cung. Nếu trong trường hợp điều trị không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định cắt tử cung của người bệnh.

3. Viêm chu cung và phần phụ

Sau khi bị viêm toàn bộ tử cung, nguy cơ sản phụ sẽ bị viêm chu cung và phần phụ như vòi trứng, buồng trứng do từ tử cung nhiễm khuẩn lây sang.

Khi thấy triệu chứng sốt cao kéo dài kèm mệt mỏi, sản dịch hôi... sản phụ cần đi khám ngay lập tức

Với các triệu chứng đi kèm như sốt cao kéo dài, mệt mỏi kèm đau bụng, tử cung to, sờ nắn thấy có khối u cạnh tử cung, đau, ấn đau, sản dịch hôi, bờ không rõ… và thường xuất hiện chậm 8-10 ngày sau sinh vì vậy không ít mẹ chủ quan vì nghĩ là cơn đau do sinh nở.

4. Nhiễm khuẩn huyết

Đây là sự viêm nhiễm khuẩn hậu sản nặng nhất. Nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng điều trị nhiễm khuẩn hậu sản kể trên không đúng cách. Khi bị nhiễm khuẩn huyết, bệnh nhân có thể bị nhiễm độc toàn thân nặng, nguy cơ tử vong nhanh do choáng và suy cơ quan do sự xâm nhập liên tục của các vi khuẩn và độc tố của chúng vào máu.

Các mẹ lưu ý những triệu chứng sau:

- Các dấu hiệu choáng nhiễm trùng: hôn mê, tụt huyết áp và rối loạn vận mạch.

- Tử cung to đau, sản dịch hôi thối.

- Trường hợp nặng còn xuất hiện các ổ nhiễm khuẩn thứ phát như ở gan, phổi, thận.

- Cấy máu để chẩn đoán xác định.

- Sốt cao, rét run, môi khô, lưỡi bẩn, mặt hốc hác do mất nước và nhiễm độc.

- Hội chứng thiếu máu.

- Chức năng gan thận suy giảm, rối loạn các yếu tố đông máu.

Với những biểu hiện kể trên cho thấy bạn đã bị nhiễm trùng huyết và nhanh chóng tới bệnh viện để được thăm khám, tùy theo tình trạng nhiễm khuẩn mà bác sĩ sẽ chỉ định cắt tử cung và 2 phần phụ.

Phòng ngừa nhiễm khuẩn hậu sản hiệu quả

- Chăm sóc vùng kín trước khi sinh: Trong quá trình mang thai, nhiều sản phụ bị nhiễm khuẩn mà không hề biết, thậm chí thai nhi trong bụng mẹ cũng bị lây nhiễm từ đó, vì thế, nhiều trẻ sơ sinh vừa chào đời đã nhiễm khuẩn rất nặng. Vì vậy, khi mang thai, mẹ bầu phải giữ vệ sinh sạch sẽ, nhất là những ngày gần sinh. Hằng ngày, mẹ bầu nên vệ sinh vùng kín bằng nước sạch, không thụt rửa sâu bộ phận sinh dục.

- Sau khi sinh, khả năng nhiễm khuẩn càng cao hơn, vì vậy các sản phụ sau sinh tuyệt đối không quan hệ tình dục, do thời gian này sức khỏe của thai sản chưa hồi phục. Cho dù bạn thấy mình hồi phục tốt, thì nên cẩn trọng xem vùng kín đã thực sự phục hồi chưa.

- Khi từ dịch từ âm đạo chảy ra, các mẹ nên dùng băng gạc vô trùng và luôn giữ cho âm đạo luôn khô ráo, không nên dùng các loại giấy thô, ướt hoặc có mùi. Đồng thời, các thai phụ cũng tránh đi lại nhiều, tránh vận động sớm sau sinh dễ khiến vết khâu tầng sinh môn bị bung và gây nhiễm khuẩn hậu sản.

- Tuyệt đối vệ sinh vùng kín bằng nước ấm và không sử dụng dung dịch vệ sinh.

- Thay quần lót thường xuyên để giữ âm đạo khô ráo, nếu có bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến sản dịch cần phải đến cơ sở y tế ngay lập tức.

Yeutre.vn

Đã có 1 người đánh giá Hữu Ích

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI