Người mắc bệnh thủy đậu có được tắm không?

Theo quan niệm trước đây, bệnh thủy đậu phải kiêng gió, kiêng nước. Do đó, rất nhiều bố mẹ băn khoăn liệu trẻ nhỏ mắc bệnh thủy đậu có được tắm không? Vậy, đâu sẽ là câu trả lời đúng đắn?

banner ads

Ngày trước, khi trong nhà có trẻ mắc bệnh thủy đậu, người lớn thường kiêng không cho bé tắm và tránh ra ngoài vì sợ gió. Vậy đây có phải là một cách chăm sóc đúng đối với trẻ bị mắc bệnh?

Trẻ nhỏ mắc bệnh thủy đậu có được tắm không?

44701-benh-thuy-dau-17.jpg

Nên tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày cho trẻ mắc bệnh thủy đậu

Trong quá trình điều trị bệnh thủy đậu, tránh nhiễm trùng là nguyên tắc vô cùng quan trọng. Vì thế, theo bác sĩ Cấn Phú Nhuận, Trưởng Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi Trung ương, kiêng tắm trong những ngày trẻ mắc bệnh sẽ làm tăng tính chất nguy hiểm của bệnh và gây nguy hiểm cho trẻ.

Trên thực tế, có không ít trường hợp vì bố mẹ kiêng tắm và ủ ấm cho con khỏi gió lạnh nên đã để xảy ra những trường hợp đáng tiếc.

Nhiều trẻ mắc bệnh thủy đậu phải nhập viện do mụn nước vỡ và bị bội nhiễm. Hỏi ra mới biết trẻ được quấn kín mình để tránh gió và không tắm trong nhiều ngày mắc bệnh. Rõ ràng, đây là những sai lầm của bố mẹ.

Chính vì vậy, ngay khi phát hiện trẻ mắc bệnh, không cần băn khoăn nhiều liệu bệnh thủy đậu có được tắm không mà thay vào đó hãy thường xuyên rửa tay chân bé với xà phòng diệt khuẩn, tắm rửa sạch sẽ cho bé hàng ngày bằng nước ấm và mặc quần áo rộng và khô thoáng để mụn nước chóng lành. Ngoài ra, cũng cần tránh thoa phấn rôm vì một số trẻ sẽ bị dị ứng nặng với loại này và dẫn đến bội nhiễm rất nguy hiểm.

Mặc dù thủy đậu có thể chóng khỏi sau 1 tuần và không để lại sẹo nếu người mắc bệnh là trẻ nhỏ nhưng những trường hợp biến chứng do thủy đậu lại để kéo theo nhiều hệ quả nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong. Trong số các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt cần lưu ý các chứng nhiễm khuẩn huyết, co giật, viêm màng não và viêm phổi.

Tắm nước lá hoặc bôi nghệ cho trẻ mắc bệnh thủy đậu có được không?

Sau câu hỏi trẻ mắc bệnh thủy đậu có được tắm không là câu chuyện nên hay không nên tắm nước lá cho trẻ. Đây cũng là một trong những vấn đề được rất nhiều bố mẹ quan tâm.

44700-benh-thuy-dau-18.jpg

Tốt nhất không nên tắm nước lá cho trẻ mắc bệnh thủy đậu

Theo kinh nghiệm dân gian, một số loại lá tính mát có công dụng làm đét và se vết mụn nhọt, mẩn ngứa. Do đó, nhiều mẹ đã hái chân vịt, lá tre để tắm cho con bớt ngứa trong thời gian mắc bệnh. Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý, một số loại lá có thể gây dị ứng cho trẻ, chưa kể các loại lá không đảm bảo sạch khuẩn có thể khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Ngoài ra, có hơn 90% trẻ mắc bệnh về da là do xâm nhập từ bên ngoài, do đó, trước khi muốn tắm lá cho trẻ khỏi bệnh, mẹ nên cân nhắc tác dụng ngược có thể xảy ra.

Ngoài cách chữa trên, nhiều bà mẹ sợ con bị sẹo sau khi mắc bệnh thủy đậu nên đã tự ý dùng nghệ bôi lên vết mụn nước trong giai đoạn hình thành da non. Theo bác sĩ Nguyễn Thành (trưởng khoa Khám bệnh, Viện Da liễu Quốc gia), không nên dùng nghệ tươi bôi lên vết sẹo mới sau khi vừa bệnh thủy đậu vừa qua giai đoạn nguy hiểm. Các giải pháp dân gian không hẳn không có tác dụng nhưng nếu không biết cách có thể dẫn đến những hệ quả không tốt. Đã có không ít trường hợp thoa nghệ lên vết thủy đậu gây ra dị ứng, phồng mạch và phù nề vì cơ địa không phù hợp.

Tóm lại, bệnh thủy đậu tuy có thể khỏi nhanh sau 1 tuần mà không để lại nhiều di chứng. Tuy nhiên, nếu không biết cách chăm sóc hoặc chần chừ quanh chuyện mắc bệnh thủy đậu có được tắm không chắc chắn sẽ khiến bệnh có nguy cơ chuyển nặng do bội nhiễm.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI