Bệnh thủy đậu ở trẻ em và bệnh zona có liên quan gì với nhau?

Bệnh thủy đậu từng là bệnh rất phổ biến ở em trên khắp thế giới. Đến nay, bệnh đã được kiểm soát nhờ tiêm chủng. Tuy nhiên bệnh thủy đậu ở trẻ em vẫn có thể xảy ra và mẹ không thể lơ là nhất là trong mùa dịch.

banner ads

Dưới đây là những thông tin về bệnh thủy đậu để mẹ nắm rõ:

Bệnh thủy đậu là gì?

44691-benh-thuy-dau-3.jpg

Trẻ nhỏ mắc bệnh thủy đậu

Thủy đậu là bệnh do virus varicella-zoster (VZV) gây ra. Bệnh rất dễ lây lan và phổ biến nhất ở trẻ em dưới 12 tuổi.

banner ads

Triệu chứng của bệnh thủy đậu ở trẻ em?

Các triệu chứng của bệnh thủy đậu ở trẻ em chia làm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn đầu/ giai đoạn khởi phát: Sốt, đau đầu, đau cơ… Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp không có triệu chứng rõ ràng để phát hiện sớm.

44692-benh-thuy-dau-4.jpg

Phát ban trên cổ và mặt

- Giai đoạn phát ban: Trên da xuất hiện các ban hồng đường kính vài mm. Sau đó từ 1-2, các nốt đậu sẽ xuất hiện. Ban đầu, đậu nước xuất hiện trên mặt, ngực và sau đó là ra vùng lưng cũng như toàn bộ cơ thể. Những ngày đầu xuất hiện, đậu nước bóng và có dịch trong sau chuyển sang dịch đục gần như mụn mủ. Sau khi xuất hiện đậu nước/ mụn nước, khoảng 2-3 ngày mụn sẽ đóng vảy. Nhưng trên cùng một vùng da, các mụn nước khác sẽ tiếp tục mọc lên làm cho da đỏ rát và rải rác khắp các vùng da cả mụn nước trong, mụn nước đục và mụn đóng vẩy.

- Giai đoạn phục hồi: Sau khoảng 1 -2 tuần, nếu không có biến chứng xảy ra, các nốt mụn sẽ nhanh chóng đóng vảy và mất đi mà không để lại sẹo. Các bé có thể đến trường bình thường trở lại vì sức khỏe đã dần phục hồi trở lại.

Con đường lây nhiễm bệnh thủy đậu ở trẻ em?

Virus thủy đậu lây lan trong không khí (khi ho và hắt hơi) và qua con đường tiếp xúc trực tiếp với chất nhầy, nước bọt hoặc từ dịch vị.

Khoảng 2 ngày trước khi phát ban xuất hiện, bệnh thủy đậu có thể lây nhiễm từ người bệnh sang người lành, đặc biệt là anh chị em ruột (nếu chưa được tiêm chủng). Do đó, khi trẻ mắc bệnh thủy đậu, bố mẹ nên cho bé ở nhà và nghỉ ngơi đến khi các mụn nước khô hoàn toàn để tránh lây lan ra cộng đồng. Thông thường khoảng thời gian để bệnh thủy đậu ở trẻ em lành hoàn toàn mất khoảng 1 tuần. Nếu không chắc chắn liệu con đã sẵn sàng để trở lại trường học hay chưa, bố mẹ có thể hỏi ý kiến của bác sĩ.

Cách phòng bệnh thủy đậu ở trẻ em?

Những ai chưa từng bị thủy đậu hoặc chủng ngừa thủy đậu đều có thể mắc bệnh từ những người nhiễm bệnh zona (giời leo), nhưng bệnh mắc phải không phải là bệnh zona. Đó là do bệnh zona chỉ có thể phát triển từ sự tái hoạt động của VZV trong một người nào đó đã từng bị thủy đậu. Do đó, không có cách nào khác phòng bệnh thủy đậu ở trẻ em tốt hơn việc tiêm phòng. Bố mẹ có trách nhiệm phải nắm rõ lịch tiêm ngừa thủy đậu để đưa các bé đi tiêm đúng mũi theo quy định.

Nguy cơ mắc bệnh zona từ bệnh thủy đậu ở trẻ em?

44693-benh-thuy-dau-14.jpg

Lúc nhỏ mắc bệnh thủy đậu, khi trưởng thành có thể sẽ bị zona

Bất cứ bé nào đã từng bị thủy đậu lúc nhỏ đều có nguy cơ mắc bệnh zona (herpes zoster – giời leo) sau này. Sau khi gây bệnh thủy đậu và khỏi hẳn, virus VZV không hoạt động nhưng vẫn còn tồn tại trong hệ thần kinh (ngủ) trong suốt quá trình sống. Nó có thể được kích hoạt trở lại (thức dậy) và phát triển thành bệnh zona. Các triệu chứng của bệnh zona bao gồm ngứa ran, ngứa hoặc đau ở một vùng riêng biệt của cơ thể. Sau 1-2 ngày, phát ban với mụn đỏ và mụn nước.

Tuy nhiên, trong phần lớn trường hợp, trẻ em và thanh thiếu niên thường mắc bệnh zona thể nhẹ; zona thể nặng thường ảnh hưởng đến người lớn tuổi.

Những trẻ được tiêm phòng thủy đậu ít có khả năng phát triển bệnh zona khi trưởng thành. Nếu có mắc bệnh thường nhẹ và ít có khả năng gây biến chứng hơn so với những người không được chủng ngừa. Chính vì vậy, bao giờ công tác phòng ngừa bệnh thủy đậu ở trẻ em có ý nghĩa rất lớn không chỉ đối với sức khỏe của trẻ trong thời thơ ấu mà còn mang lại những lợi ích về sau, khi trẻ trưởng thành.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI