Ngứa âm đạo khi mang thai những lưu ý mẹ cần biết

Ngứa âm đạo khi mang thai là tình trạng xảy ra khá phổ biến và cũng là một trong những nỗi lo sợ hàng đầu của thai phụ. Bệnh không chỉ gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống sinh hoạt, mà còn khiến thai phụ mất đi sự tự tin và thoải mái. Không chỉ dừng lại ở đó, bệnh còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và bé. Vậy tại sao khi mang thai chị em lại hay bị ngứa âm đạo và cách khắc phục như thế nào? Mẹ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

banner ads

ngứa âm đạo
Ngứa âm đạo khiến chị em mất đi sự tự tin và thoải mái - Ảnh internet

1. Nguyên nhân gây ngứa âm đạo khi mang thai

Khi  mang bầu, nội tiết tố trong cơ thể người mẹ gia tăng làm huyết trắng ra nhiều hơn, bên cạnh đó còn do độ pH trong âm đạo thay đổi tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn (chlamydia) và nấm (candida) phát triển. Những thay đổi này dẫn đến việc mẹ bị viêm âm đạo, gây nên tình trạng ngứa, rát, huyết trắng ra nhiều và có mùi khó chịu. Lúc này da của chị em thường khá nhạy cảm do sự tăng sinh mạch máu. Vì vậy rất dễ bị kích ứng, ngứa ngáy vùng kín khi thời tiết thay đổi trở nên nóng nực, cọ xát với quần áo hay bệnh ngoài da…

Vào những tháng cuối tình trạng rạn da trở nên trầm trọng làm da căng giãn quá mức dẫn đến việc thai phụ bị ngứa âm đạo và các vùng lân cận như bẹn, mu…

ngứa do rạn da
Rạn da là một trong những nguyên nhân gây ngứa âm đạo - Ảnh internet

Mẹ đổ mồ hôi nhiều làm xuất hiện rôm sảy đặc biệt những vùng kẽ nếp gấp da cũng gây ra tình trạng ngứa khó chịu.

Viêm nang lông: Xuất hiện từ tháng thứ 4 trở đi và gây ngứa những vùng có lông ở bộ phận sinh dục.

2. Cách chữa ngứa âm đạo cực hiệu quả

Trong quá trình mang thai chị em không thể uống hay bôi bất kì loại thuốc trị ngứa nào. Bởi tác dụng phụ của thuốc sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Vậy nên các cách chữa ngứa bằng những nguyên liệu tự nhiên luôn là ưu tiên hàng đầu cho mẹ. Dưới đây là những nguyên liệu  rất dễ tìm mà cực hiệu quả

Muối : muối có tính kháng khuẩn rất cao. Vậy nên, việc dùng muối được xem là tuyệt chiêu giúp đẩy lùi vi khuẩn và giảm ngứa rất tốt. Cách thực hiện cũng rất đơn giản mẹ chỉ cần pha loãng một ít muối với nước ấm, vệ sinh vùng kín nhẹ nhàng rồi sau đó lau khô lại bằng khăn mềm. Áp dụng cách làm này thường xuyên mẹ sẽ thấy tình trạng ngứa sẽ được cải thiện nhanh chóng.

muối
Muối là tuyệt chiêu giúp đẩy lùi vi khuẩn và giảm ngứa rất tốt - Ảnh internet

Trị ngứa bằng lá trầu không : trong lá trầu không có chứa hoạt tính ức chế sự lây lan của vi khuẩn, nấm ở vùng kín nên thường được sử dụng để trị các bệnh viêm nhiễm nấm ngứa rất hiệu quả. Cách thực hiện: rửa sạch lá trầu không cho vào nồi nấu cho đến khi nước sôi. Dùng để xông âm đạo. Tác dụng từ lá trầu không sẽ giúp vùng kín luôn được khô ráo, sạch sẽ và giúp khử khuẩn. Sau khi nước nguội, mẹ hãy tận dụng nước này rửa sạch vùng kín và kiên trì thực hiện 2-3 lần/ tuần.

Lá ngải cứu : ngoài có tác dụng làm giảm ngứa âm đạo, lá ngải cứu còn giúp an thai và hỗ trợ điều trị bệnh viêm âm đạo rất hữu hiệu. Cách làm như sau: mẹ lấy 20 g ngải cứu khô, cho vào nồi thêm khoảng 300ml nước đun sôi vài phút. Dùng để xông vùng kín và tận dụng nước này để rửa sạch "cô bé". Thực hiện trong 5 ngày liên tiếp, chứng ngứa vùng kín sẽ khỏi.

Lá trà xanh : cho vào nồi nước 1 nắm lá trà xanh tươi thêm vào một ít muối nấu đến khi sôi. Dùng để xông và sau đó lấy nước trà xanh rửa sạch vùng kín.

lá trà xanh
Lá trà xanh có tính kháng khuẩn cao giúp giảm ngứa âm đạo - Ảnh internet

Với các bài thuốc dân gian thường sẽ không có tác dụng tức thời nên mẹ cần kiên trì mới mang lại hiệu quả. Ngoài việc thực hiện các biện pháp trên, mẹ cũng cần lưu ý:

  • Mặc quần áo có chất liệu cotton, quần áo rộng rãi, tránh mặc đồ bó (kể cả quấn lót).
  • Mẹ tránh ra ngoài vào buổi trưa, nắng nóng.
  • Tắm bằng nước ấm hay nước mát sẽ giúp giảm ngứa.
  • Tránh dùng xà bông hay dung dịch tẩy rửa mạnh, nhiều bọt. Khi tắm, mẹ nên nhỏ vài giọt tinh dầu sẽ giúp giảm rôm sảy và ngứa.
  • Chế độ dinh dưỡng nên bổ sung dầu ô liu, thực phẩm giàu vitamin A (cá, gan cá, rau xanh, trái cây…), vitamin D (cá biển, sữa, các sản phẩm từ sữa,…), acid Linoleic (dầu cọ, cá mòi,…), giảm ăn đường, đồ ngọt và uống nhiều nước (1,5 – 2 lít/ngày).

thực phẩm giàu vitamin D
Mẹ nên bổ sung vitamin D từ các loại thực phẩm hàng ngày - Ảnh internet

  • Giảm ngứa do thay đổi pH: luôn giữ cho âm đạo được khô thoáng và sạch sẽ, ngâm rửa, vệ sinh bộ phận sinh dục bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ thông thường.
  • Dùng các loại kem làm ẩm, làm mềm da để làm mềm và làm dịu làn da khô, bong tróc.
  • Hạn chế quan hệ vợ chồng khi mang thai và cần đảm bảo không mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Ngứa âm đạo khi mang thai là hiện tượng không nên xem thường. Nếu mẹ ngứa âm đạo khi mang thai kèm các dấu hiệu như: tình trạng ngứa không giảm, ngứa toàn thân kèm theo vàng da, phát ban, sốt, bỏng rát âm dạo...thì mẹ không nên chủ quan, mà hãy đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Bùi Phường tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI