Ngôi thai ngược và những điều mẹ bầu cần biết

Ngôi thai ngược là gì? Câu hỏi sẽ là mơ hồ nếu như các mẹ chưa nắm bắt thông tin về việc sinh nở: khi sinh nở, phần đầu của bé sẽ ra trước, chân, gối sẽ ra sau, nếu ngược lại quy luật trên, có nghĩa thai nhi ở tình trạng ngôi thai ngược. Cụ thể hơn hiểu về ngôi thai ngược như thế nào? Cũng như, cần ghi chú những thông tin liên quan quan trọng nào, để mẹ bầu không phải quá lo lắng? Các mẹ đừng bỏ qua các lưu ý sau đây nhé!

banner ads
ngôi thai ngược dẫn đến khó sinh
Ngôi thai ngược thường khiến các bé cào đời khó hơn - Ảnh Internet

1. Ngôi thai ngược là gì?

Ngôi thai ngược là một hiện tượng mà phần chân, mông, gối của bé quay xuống phía cổ tử cung thay vì là phần đầu. Điều này khiến cho quá trình chuyển dạ kéo dài hơn bình thường, có nguy cơ bị sa dây rốn cao. Hiện tại vẫn chưa có một nguyên nhân chính xác nào cho hiện tượng này.

Theo thống kê, những mẹ mắc tình trạng ngôi thai ngược, thường có một số vấn đề về tử cung như: tử cung dị dạng, u xơ, u nang, mang đa thai, thai nhi bị dị dạng hoặc mẹ bị đa ối, thiếu ối,...

ngôi thai ngược
Ngôi thai ngược là hiện tượng phần mông ra trước thay cho phần đầu

2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngôi thai ngược

Trong suốt quá trình mang thai, thai nhi luôn quay phần mông về phía tử cung, vào tuần thứ 28 trở đi thai nhi bắt đầu quay đầu, với các trường hợp thai nhi không quay đầu mà vẫn ở vị trí cũ, được gọi là ngôi thai ngược.

Hiện nay vẫn chưa có một nguyên nhân cụ thể nào cho hiện tượng này. Người ta cho rằng cũng có thể là do sự kết hợp một vài lý do từ mẹ và bé:

- Từ mẹ: 

  • Nước ối quá nhiều trong túi ối: thường gặp ở các mẹ bị tiểu đường, tiểu đường thai kỳ, với lý do này khiến bé không có không gian chuyển động trong bụng và có thể nằm bất kỳ vị trí nào.
  • Nước ối ít: làm bé có thể bị kẹt, không có không gian để quay đầu.
  • Mang đa hoặc song thai.
  • Tử cung dị dạng.
  • Lạm dụng thuốc.
  • Mẹ lớn tuổi.
thiếu ối hoặc dư ôi là nguyên nhân dẫn đến ngôi thai ngược
Thiếu ối hoặc dư ối cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến ngôi thai ngược - Ảnh Internet

- Từ bé:

  • Sinh non nên chưa kịp quay đầu .
  • Dị tật.
  • Dây rốn ngắn.

3. Dấu hiệu nhận biết ngôi thai ngược

Có nhiều dấu hiệu để dễ dàng nhận biết rằng thai nhi trong bụng đang bị tình trạng ngôi thai ngược, ví dụ  như:

- Mẹ lấy tay sờ vào vùng bụng sẽ cảm nhận được ở đâu là đầu, đâu là mông của bé (đầu là khối tròn cứng, di chuyển qua lại, còn mông mềm và không di chuyển được).

- Mẹ cảm thấy cứng và khó chịu ở phần dưới sườn.

- Sa dây rốn (là tình trạng dây rốn bị sa trước ngôi thai).

- Sự bất thường xuất hiện trong biểu đồ cơn gò tim thai của bé.

- Nếu đến kì sinh nở, nước ối vỡ và xuất hiện phân su ngay.

nhận biết ngôi thai ngược
nhận biết ngôi thai ngược bằng cách dùng tay xác định - Ảnh Internet

4. Giải pháp cho tình trạng ngôi thai ngược

- Các mẹ phải luôn luôn chuẩn bị tinh thần sẵn sàng cho việc sinh mổ.

- Sinh non là nguyên nhân của tình trạng ngôi thai ngược, vì vậy cần chăm sóc tốt trong thời gian thai nghén, để nhằm giảm tỉ lệ sinh non xuống mức thấp nhất.

- Ngôi thai ngược cũng thường xuất hiện ở các mẹ bầu có xương chậu hẹp, rau bám thấp, tử cung không bình thường. Nếu là vì những lý do này thì không có cách đổi tư thế của bé lại như bình thường.

sinh mổ
Sinh mổ là biện pháp tốt nhất nếu bị ngôi thai ngược - Ảnh Internet

5. Có thể xoay lại ngôi thai hay không?

Một số trường hợp có thể xoay ngôi thai ngược. Nếu đến quá tuần thứ 28 của thai kỳ, thai nhi vẫn chưa xoay đầu về phía tử cung như bình thường, thì các mẹ có thể thử những động tác thể dục nhẹ giúp xoay ngôi thai như bài tập đầu - gối ngực.

  • Bài tập đầu - gối - ngực: quỳ xuống sàn hoặc giường, nằm nhoài người theo tư thế úp xuống, dùng hai tay chống đỡ cơ thể, hướng mông lên trên, các mẹ duy trì tư thế này khoảng 5 đến 10 phút rồi nghỉ.
  • Lưu ý: với các mẹ bầu dễ bị gò cứng bụng thì không nên thử động tác này, mà có thể tham khảo và áp dụng phương pháp bấm huyệt dành cho ngôi thai ngược trong các sách hướng dẫn dạy nuôi con.
bài tập
Bài tập đầu gối - ngực một động tác giúp xoay ngôi thai - Ảnh Internet

Tuy nhiên, từ tuần thứ 35 đến ngày dự sinh, những tác động và kích thích quá lớn từ bên ngoài có thể gây ra những cơn đau đẻ, khiến các mẹ bầu bị vỡ nước ối sớm, gây tình trạng sinh non nguy hiểm cho cả mẹ lẫn bé, các mẹ bầu cần cẩn trọng trong mọi việc. Đặc biệt, đối với các mẹ bầu bị chẩn đoán rằng có khả năng dọa sinh non, thì không nên tự thử tập những động tác thể dục này hoặc tìm cách xoay ngôi thai lại bình thường, mà cần nhất nhất tuân theo mọi sự chỉ dẫn của bác sĩ, để tránh những tình huống xấu nhất.

Như vậy, khi được bác sĩ chẩn đoán rằng bé yêu bị tình trạng ngôi thai ngược, các mẹ cũng đừng quá lo lắng mà đâm hoảng. Hãy thật bình tĩnh, kiểm soát tình hình thật tốt, để tránh các rủi ro không mong muốn nhé. 

Bích Nhã tổng hợp 

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI