Các kiểu ngôi thai khác nhau

Vị trí ngôi thai sẽ quyết định đến việc bạn sinh dễ hay sinh khó. Thông thường, bé sẽ tự xoay đầu xuống dưới xương chậu để chuẩn bị cho ngày chào đời, nhưng số khác lại không thuận lợi như vậy nên buộc các bác sĩ phải chỉ định sinh mổ.

banner ads

Các kiểu ngôi thai

5488-ngoi-thai-1.jpg

Hình ảnh minh họa các ngôi thai: ngôi trước chỏm đầu, ngôi mông và ngôi ngang.

1. Ngôi trước chỏm đầu

- Đặc điểm: Đầu bé trúc xuống, mặt hướng về phía lưng mẹ. Phần chỏm đầu có thể nghiêng sang trái hoặc nghiêng sang phải và là bộ phần "chào đời" đầu tiên.

- Đây chính là kiểu ngôi thai lý tưởng nhất giúp cho quá trình sinh nở của mẹ được diễn ra suôn sẻ. Ở vị trí này, thai sẽ vòng qua đường hông một cách thoải mái và dễ dàng ra ngoài khi mẹ sanh ngã âm đạo. Lưỡng đỉnh (vị trí mà chu vi vòng đầu đạt lớn nhất) cũng sẽ nằm ở nơi rộng nhất của xương chậu khi bé ở vị trí đáy xương chậu.

2. Ngôi sau chỏm đầu

- Đặc điểm: Thai nhi quay mặt về phía bụng của người mẹ.

- Vì ở vị trí này, ngôi thai không dễ điểu chỉnh nên ngôi sau chỏm đầu được xem là không thuận lợi. Theo đó, tử cung mẹ phải thực hiện nhiều co bóp để đẩy thai sổ trong khi phần hẹp nhất lại không ra trước. Việc này có thể kéo dài thời gian sinh nở. Hơn thế, khi cột sống của mẹ bị cột sống của con ép sát nên mẹ sẽ bị đau đớn nhiều hơn vùng lưng trong quá trình chuyển dạ.

3. Ngôi mông

- Đặc điểm: Phần mông sẽ nằm ở nơi rộng nhất của xương chậu. Hai chân thai nhi ép sát người, đùi và đầu gối co lại.

- Sinh ngôi mông tiềm ẩn những rủi ro như:

+ Có thể chân là phần đầu tiên được sinh ra khi có một chân bị rơi xuống trong khi mẹ chuyển dạ.

+ Tử cung giãn không đủ rộng khiến đầu thai nhi khó khăn để đi ra.

+ Dây rốn có thể lọt vào đường sinh và bị kẹp ở đó.

+ Buộc phải mổ bắt con nếu trẻ sinh non.

4. Ngôi trán

- Đặc điểm: Đầu thai trúc xuống dưới nhưng lại ngửa ra sau và tất nhiên phần trán là phần sẽ được sinh ra đầu tiên.

- Do vùng trán rộng hơn chỏm đầu khiến sinh khó, có thể phải tiến hành mổ lấy thai.

5. Ngôi mặt

- Đặc điểm: Đầu thai cũng trúc xuống nhưng lại ngửa ra phía sau nhiều hơn.

- Thai phụ có thể sinh bình thường, tuy nhiên đôi khi phải dùng kẹp forceps hoặc mổ lấy thai.

6. Ngôi xiên hoặc ngôi ngang

- Đặc điểm: Thai nhi nằm ở tư thế xiên. Phần lưng hướng ra đằng trước hoặc vắt ngang qua tử cung. Trường hợp này có thể gặp khi nhau thai nằm thấp hoặc sản phụ mang thai đôi.

- Đây là một trường hợp sinh khó vì áp lực của tử cung không đều. Nó có thể làm màng thai bị rách sớm, hoặc dây rốn bị đứt. Thai phụ sẽ bị vỡ tử cung nếu các bác sĩ không kịp thời can thiệp.

+ Trường hợp sinh một, phải tiến hành mổ lấy thai.

+ Nếu sinh đôi thì sau khi bé đầu tiên ra đời, bác sĩ sẽ tìm cách xoay thai để em bé tiếp theo có thể ra đời bình thường.

7. Ngôi chân

- Đặc điểm: Mặt của bé hướng lên phần trên tử cung của người mẹ. Đôi chân bắt chéo và chặn ngay ở lối ra ngã âm đạo.

- Tương tự như ngôi mông, bác sĩ có thể phải xoay thai hoặc chỉ định sinh mổ cho mẹ.

8. Ngôi cao lúc sắp sinh

- Đặc điểm: Lưỡng đỉnh lọt xuống cửa xương chậu. Phần thấp nhất của xương sọ nằm tại xương toạ xương chậu. Sở dĩ có hiện tượng này là do xương chậu hẹp, thai nhi dị dạng hoặc thai nhi quá to.

- Ngôi thai này dễ gây vỡ nước ối sớm. Sau khi vỡ ối, dễ khiến sa cuống rốn, gây nguy hại cho thai nhi.

9. Kiểu nằm của hai bé song sinh

Một bé hướng đầu xuống phía dưới, trong khi bé còn lại hướng chân (hoặc mông) xuống thường gọi là kiểu lộn đầu – lộn đuôi. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ.

Phương pháp xoay thai

Khi phát hiện ngôi thai không thuận, bác sĩ có thể sẽ sử dụng các thủ thuật xoay ngôi thai để tạo điều kiện dễ dàng hơn chuẩn bị cho mẹ bước vào kỳ sinh nở. Có hai phương pháp xoay thai là xoay ngoài và xoay trong. Mặc dầu vậy, mẹ vẫn có thể thử áp dụng những mẹo sau khi chưa phải nằm trên bàn đẻ:

- Tập đứng thẳng lưng càng lâu càng tốt.

- Khi thấy các cơn gò nên nghiêng người về phía trước.

- Nhờ người masage lưng trong quá trình chuyển dạ.

- Khi xuất hiện các cơn gò thì nên lắc nhẹ hông để giúp bé "đổi ngôi" trước khi ra ngoài.

- Không nằm ngửa hay ngồi ngửa.

- Trong quá trình chuyển dạ, hãy cố nghiêng sang một bên và dạng rộng chân.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI