10 vị trí ngôi thai không thuận có thể được chỉ định sinh mổ

Đến khoảng tuần thứ 32 - 35, thai nhi sẽ bắt đầu xoay ngôi để định hình tư thế chuẩn bị chào đời. Song, không phải thai nhi nào cũng xoay ngôi thuận và ra ngoài theo ngã âm đạo một cách dễ dàng.

banner ads

Không ít trường hợp phải được chỉ định xoay ngôi hoặc sinh mổ để đảm bảo quá trình chuyển dạ diễn ra thành công. Ngôi thai được chia làm 3 nhóm: ngôi đầu, ngôi mông và ngôi ngang.

Ngôi thai thuận nằm ở vị trí đầu, chỏm trước.

Ngôi thai thuận nhất là ngôi đầu, tức bé chúc đầu xuống đáy khung xương chậu, gáy quay về phía bụng mẹ. Khi mẹ chuyển dạ, thai nhi sẽ dễ dàng vòng qua hông và trượt ra ngoài. Hơn nữa, ở vị trí đáy xương chậu như thế này, lưỡng đỉnh (nơi đạt chu vi vòng đầu lớn nhất) cũng sẽ nằm ở phần rộng nhất của xương chậu.

Tuy nhiên, không ít trường hợp thai nhi nằm ở vị trí bất lợi và gây khó khăn cho quá trình chuyển dạ.

1. Ngôi đầu nhưng gáy quay về phía lưng

Ngôi đầu nhưng gáy quay về phía lưng

Vẫn là thai ngôi đầu nhưng thay vì mặt và tay chân quay vào trong, gáy quay về phía bụng mẹ thì mặt, tay chân của thai nhi lại quay ra ngoài và gáy quay về phía lưng của người mẹ. Đây là một ngôi thai không thuận song vẫn có khả năng sinh thường.

2. Ngôi thai đầu chéo

Ngôi thai đầu chéo

Thay vì mặt và chân tay bé hoàn toàn quay vào trong bụng mẹ, thì chúng lại nằm hơi ngang bên hông người mẹ. Với vị trí này, ngôi thai được coi là không thuận nhưng mẹ vẫn có thể sinh thường.

3. Ngôi mông

Ngôi mông điển hình

Nếu hình ảnh siêu âm cho biết thai ngôi mông, thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ có chọn lọc, nghĩa là sẽ mổ lấy thai tùy theo từng trường hợp. Trên thực tế, hầu hết các ca ngôi mông đều được sinh mổ để đảm bảo an toàn tính mạng cho cả mẹ và bé.

Ngôi mông với hai chân đưa lên cao

- Ngôi mông với hai chân đưa lên cao: trường hợp này nên chọn sinh mổ.

Ngôi mông với hai chân bắt chéo

- Ngôi mông với hai chân bắt chéo: trường hợp này bắt buộc phải chỉ định sinh mổ vì thai nhi không có cách nào qua được ống dẫn sinh.

4. Thai ngôi ngang

Thai ngôi ngang

Thai ngôi ngang luôn là một ca đẻ khó và bắt buộc phải được chỉ định sinh mổ để đảm bảo tính mạng cho hai mẹ con.

5. Thai ngôi đầu trán

Thai ngôi đầu trán

Đây cũng là một trường hợp cần được sinh mổ vì thai nhi rất khó qua được ống dẫn sinh.

6. Ngôi thai chân (1 chân)

Kiểu ngôi chân với một chân thai nhi lọt vào xương chậu

Kiểu ngôi chân với một chân thai nhi lọt vào xương chậu, chân còn lại bắt chéo lên chân kia và hai tay áp chéo vào nhau. Đây là một kiểu ngôi rất hiếm và để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con, các bác sĩ thường chỉ định cho sinh mổ.

7. Ngôi chân (2 chân)

Kiểu ngôi chân với hai chân lọt vào khung xương chậu

Cũng giống kiểu ngôi chân ở trên nhưng thay vì lọt một chân, thai nhi lọt luôn hai chân vào khung xương chậu. Đây cũng là một ca khó và buộc phải được sinh mổ.

8. Ngôi mặt

Ngôi mặt

Nếu bé nằm ở ngôi mặt, mặt quá lớn so không thể lọt qua được ống dẫn sinh một các an toàn nên buộc phải sinh mổ.

9. Ngôi thai đầu ngang

Ngôi thai đầu ngang

Với vị trí ngôi thai đầu ngang, mẹ vẫn có khả năng sinh thường

10. Ngôi thai đầu quay mặt về phía trước

Ngôi thai đầu quay mặt về phía trước

Với vị trí ngôi thai đầu quay mặt về phía trước, mẹ vẫn có khả năng sinh thường.

Để đảm bảo quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi, trong những tuần cuối thai kỳ, mẹ nên siêu âm để được xác định vị trí ngôi thai chính xác. Nếu có bất lợi đối với vị trí ngôi thai, bác sĩ có thể tiến hành xoay ngôi hoặc trong các ca khó cần phải được can thiệp kịp thời để đảm bảo tính mạng cho cả mẹ và con.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI