Nên hay không nên dùng mật ong rơ lưỡi cho trẻ?

Lưỡi trẻ sơ sinh và nhũ nhi thường đóng mảng trắng, dân gian gọi là tưa lưỡi. Để đánh tan những mảng trắng này, nhiều người vẫn dùng mật ong như cách tối ưu nhất. Nhưng khoa học hiện đại lại chứng minh điều ngược lại.

banner ads

Theo dân gian, tưa lưỡi có thể được chữa khỏi bằng cách rơ mật ong.

Hiểu về tưa lưỡi

Tưa lưỡi là cách gọi dân gian. Thực chất đó chính là bệnh do loại nấm lưỡi có tên candida albicans gây nên. Bệnh này rất thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Dễ nhận thấy nhất biểu hiện của bệnh là xuất hiện những đốm trắng hoặc mảng trắng trên ở niêm mạc miệng, ở mặt trong má hoặc mép của trẻ. Bệnh có thể rất nhanh tan các dấu hiệu nhưng lại dễ dàng tái phát nếu không tiếp tục điều trị. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến nấm phát triển nhiều hơn trên diện rộng.

Nguyên nhân có thể do trẻ sinh non; do mẹ nhiễm nấm âm đạo trong thai kỳ nhưng không hoặc chưa được điều trị dứt điểm; do dụng cụ cho bé bú không được vệ sinh sạch sẽ.

Bệnh này tuy không nguy hiểm nhưng sẽ gây sự khó chịu, bứt rứt cho trẻ, khiến trẻ có thể bỏ bú, bỏ ăn ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đánh tưa lưỡi bằng mật ong theo cách mọi người vẫn làm, đúng hay sai?

Có một cách rất tưởng chừng rất ưu việt mà các mẹ thường truyền cho nhau đó là rơ lưỡi bằng mật ong.

Thực chất, mật ong có tác dụng chống viêm phần niêm mạc và kháng khuẩn nhưng đồng thời trong mật ong cũng chứa một loại độc tố từ vi khuẩn clostridium botulium. Chất này có thể nguy hiểm cho hệ thần kinh cơ gây nên chứng liệt cơ nếu nhiễm phải. Nặng hơn, khi chất độc này vượt ngưỡng cho phép nghĩa là khi trẻ rơi vào trường hợp ngộ độc cấp có thể nguy hiểm đến cả tính mạng.

Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ trong giai đoạn nhũ nhi (0 đến 6 tháng tuổi) rất nhạy cảm với độc tố này. Hơn nữa, nhiều loại mật ong được rao bán trên thị trường hiện nay lại là loại hợp chất pha tạp từ nhiều nguyên liệu không qua kiểm định chất lượng nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ ngộc độ khác.

Đó là lý do, nhiều bác sĩ khuyên các mẹ nên từ bỏ thói quen rơ lưỡi bằng mật ong để tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra cho bé.

Tuy nhiên, phương pháp này có thể rất hiệu quả nếu áp dụng cho trẻ lớn, không dị ứng với bất cứ thành phần nào có trong mật ong.

Cách phòng ngừa tưa lưỡi

Đối với mọi loại bệnh, cách tốt nhất là phòng tránh. Và nấm lưỡi là một trong những bệnh mà mẹ hoàn toàn có thể chủ động để phòng tránh cho con bằng cách:

- Giữ dụng cụ ăn uống của trẻ luôn hợp vệ sinh. Sau khi trẻ bú phải rửa bình ngay, chú ý làm sạch các rãnh nhỏ trong mỗi loại bình bú. Cẩn thận hơn, mẹ có thể tráng lại qua nước sôi vừa nấu để diệt khuẩn.

- Không nên cho trẻ dùng đồ ngọt, kẹo bánh ăn vặt trước lúc đi ngủ để nấm lưỡi không có điều kiện sinh sôi.

- Nếu trẻ đã mọc răng, nên tập cho trẻ tự vệ sinh răng miệng hằng ngày.

- Ngoài ra, trong thai kỳ, mẹ nên kiểm tra phụ khoa để phát hiện bệnh nấm candia để điều trị dứt điểm. Trong giai đoạn cho con bú, mẹ nên dùng khăn ấm lau sạch núm vú trước mỗi lần bé bú.

Làm sạch tưa lưỡi đúng cách theo khoa học

Trẻ hết nấm lưỡi nhờ mẹ biết cách rơ lưỡi khoa học.

Khi trẻ đã bị nấm lưỡi, các mẹ tuyệt đối không tìm cách cẩy sạch các đốm trắng trên lưỡi trẻ để dẫn đến chảy máu và nhiễm trùng.

Mẹ nên dùng gạc rơ lưỡi (có bán tại các nhà thuốc) thấm nước muối sinh lý Natri Bicarbonat thoa lên vùng lưỡi bị nấm. Sau đó, dùng gạc sạch thấm nước muối sinh lý loại 0,9% để làm sạch lần nữa.

Cáchkhác, mẹ có thể dùng thuốc nystatin, pha loãng thay cho nước muối sinh lý vì nó có tác dụng rất tốt trong việc tiêu trừ nấm. Thuốc này không vào cơ thể qua đường máu vì thế rất an toàn cho trẻ nhỏ dùng trong 7 ngày điều trị liên tiếp. Hoặc, mẹ có thể thay thế bằng viên bao đường nystatine 500.000 đơn vị để pha và rơ lưỡi cho trẻ. Sau khi rơ, mẹ nên cho bé nghỉ sau 20 phút mới tiếp tục cho bú hoặc cho ăn.

Tiếp tục rơ hàng ngày cho đến khi bệnh hết hẳn (khoảng 7 ngày). Không nên ngừng ngay khi thấy hết dấu hiệu.

Nếu trẻ bị tưa ở diện rộng, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được khám, chữa.

Những cách rơ lưỡi hiệu quả trong dân gian

Dùng rau ngót:

Rau ngót đem rửa sạch, lấy lá đun sôi cùng nước muối loãng. Khi nước nguội, mẹ nghiền nát lá rau, chắt lấy nước. Dùng nước này rơ cho trẻ đều đặn hai lần sáng, tối. Mẹ có thể nghiền lá rau ngót tươi, lấy nước cốt nguyên chất để dùng cho hiệu quả tương tự.

Dùng lá hẹ:

Dùng lá hẹ rơ lưỡi cho trẻ rất tốt

Lá hẹ rửa sạch, đập dập. Sau đó, cho ít nước sôi vào khấy đều. Chắt hết nước để dùng rơ lưỡi cho trẻ. Nước này cũng rơ đều đặn hai lần sáng, tối cho hiệu quả tốt như nước rau ngót vậy.

Tuy nhiên, vẫn phải hết sức lưu ý rằng cần nhẹ nhàng trong động tác rơ lưỡi, tránh chà xát quá mạnh và quá nhiều để làm trầy xước, chảy máu vùng nhiễm nấm dẫn đến nhiễm trùng.

Chúc các mẹ thành công với những chia sẻ trên đây của chúng tôi!

Yeutre.vn

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI