Một số mẹo hay giúp mẹ xử lý tình trạng sốt mọc răng ở trẻ

Trong giai đoạn mọc răng, bé thường bị sốt hoặc có khi bị tiêu chảy nhẹ. Đây thực sự là giai đoạn “khó ở” của bé, các mẹ nên làm gì để giúp bé nhỉ?

banner ads

Nhận biết bé sốt do mọc răng

8144-be-moc-rang-2.jpg

Trẻ mọc răng rất hay gặm nhắm mọi đồ vật với được.

Mọi người thường nhận biết thời điểm bé chuẩn bị mọc răng dựa vào dấu hiệu sốt từng cơn, đi tước (phân lỏng có vón từng cục nhỏ, ngày đi 3 - 4 lần); chảy nước dãi, lợi sưng đỏ, bú kém. Một số bé còn có vài động thái rất khác lạ như kéo vành tai, gặm nhấm mọi đồ vật có trước mắt hoặc cầm nắm được. thích kéo tai; bé ngứa răng nên thích “gặm” tay mẹ hoặc nhai những đồ vật khác; quấy khóc. Sau tất cả những dấu hiệu ban đầu này từ 2 đến 3 ngày hoặc có khi kéo dài cả tuần, răng bé sẽ nhú hạt lên. Ban đầu nó chỉ như hạt gạo trắng và lớn dần sau đó một thời gian. Tùy thuộc vào mỗi bé thời gian này có thể dài ngắn khác nhau.

Tuy nhiên, tình trạng sốt kéo dài ở trẻ nhỏ còn do nhiều nguyên nhân khác. Do đó, để biết tình trạng sức khỏe trẻ ra sao nên đi khám bác sĩ để biết chắc bé sốt có phải là do mọc răng hay không.

Chăm sóc bé trong thời điểm mọc răng

8145-be-moc-rang-3.jpg

Nhiều trẻ sốt cao khi mọc răng.

Nhiều bé sốt khi mọc răng. Nếu sốt cao quá 38 độ C, trẻ sẽ dễ dần đến biến chứng co giật nguy hiểm. Do đó, mẹ cần chăm sóc bé kỹ lưỡng.

Trước tiên, mẹ nên kiểm tra nhiệt độ của bé bằng cặp nhiệt. Nếu nhiệt kế chỉ mức 38 độ C là bé sốt vừa và nếu vượt mức 38 độ C là đã sốt cao. Lúc này, bé cần được đưa đến bác sĩ để được khám sớm nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm có thể làm tổn thương đến hệ thần kinh và dẫn đến hôn mô sâu. Thông thường, các bác sĩ xác định bé sốt do mọc răng sẽ dùng Paracetamol để hạ sốt cho bé trong trường hợp sốt cao. Nếu không, bé sẽ được khuyên làm mát bằng cách chườm nóng và mặc thoáng.

Tiếp tục duy trì các cữ bú để bé có thêm sức đề kháng. Nếu trẻ bú kém, nên vắt sữa ra chén và đút cho trẻ từng thìa một. Với các bé lớn hơn, có thể tự uống nước, mẹ nên cho các em tăng cường uống nước để làm mát cơ thể. Trường hợp xấu nhất bé không thể mở miệng uống, mẹ hãy dùng khăn sạch thấm nước và chậm lên môi cho bé từng giọt một.

Các bé sẽ chảy dãi nhiều hơn trong thời gian mọc răng nên mẹ nhớ chú ý lau khô nước dãi và thay áo ngay cho bé nếu áo ướt. Mẹ có thể massage nướu cho trẻ bằng một khăn xô mềm.

Cho trẻ ăn thức ăn lỏng và mềm nhưng đủ các thành phần dinh dưỡng.

Sau mỗi lần cho ăn, cho uống, nên cho bé súc miệng lại bằng nước lọc để sạch răng.

Một số mẹo dân gian hữu ích

Cho bé uống đồ mát

Bé có thể khó chịu trong người do thân nhiệt tăng. Vì thế, mẹ nên cho bé bổ sung thêm đồ uống mát nấu từ nước rau củ có tác dụng thanh nhiệt hoặc nước trái cây có nhiều vitamin C.

Giữ phòng thoáng và không cho trẻ mặc đồ dày

8146-be-moc-rang-4.jpg

Nên cho trẻ mặc thoáng khi sốt.

Nếu ủ trẻ trong chăn hoặc ăn mặc quá kín sẽ làm trẻ sốt cao hơn, dễ dẫn đến co giật. Do đó, mẹ nên cho trẻ mặc thoáng. Đồng thời, phòng ốc phải giữ gìn sạch sẽ và khô thoáng, giúp bé dễ chịu nhất. Nếu trời lạnh, nên cho bé đắp chăn mỏng để tránh cảm.

Dùng tất ướt quấn bàn chân cho trẻ

Một số mẹ có kinh nghiệm thường quấn tất ướt vào hai bàn chân của trẻ để hạ sốt. Mẹ chọn lấy 2 cái tất mềm và nhúng nước ấm quấn vào chân trẻ. Khi lặp lại nhiều lần cho đến khi trẻ bớt sốt. Cách này sẽ giúp trẻ hạ sốt rất nhanh.

Những điều nên tránh

- Đá lạnh sẽ làm tình trạng sốt thêm tồi tệ do nó khiến các mạch máu co lại. Vì thế, tuyệt đối không nên dùng nó để hạ sốt.

- Trẻ nhỏ rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng. Do đó, rượu hoặc cồn được cho là hạ sốt có thể khiến trẻ bị ngộ độc. Chưa kể, rượu bạn mua về có thể đã pha chế các hóa chất độc hại.

- Tránh ra gió vì trẻ dễ bị thay đổi thân nhiệt đột ngột.

- Chanh nhỏ vào miệng được coi là phương pháp hạ sốt nhưng có thể ngược lại khiến trẻ bị rộp da miệng.

- Tuyệt đối không được cạo gió cho trẻ khi sốt.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Đã có 1 người đánh giá Hữu Ích

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI