Có khoảng 1 trong 5 phụ nữ được bác sĩ chỉ định phải thực hiện chế độ bedrest trong suốt thai kỳ
Có khoảng 1 trong 5 phụ nữ được bác sĩ chỉ định phải thực hiện chế độ bedrest trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, chuyên gia y học về Bà mẹ và Thai nhi, Chad Klauser ( nghiên cứu sinh khoa Sản – Phụ khoa và Khoa học sinh sản Trường y Mount Sinai ở Manhattan) cho rằng “con số này là quá nhiều”.
Những hệ quả của bedrest theo góc nhìn của các chuyên gia
Bedrest được đề xuất vì những mục đích tốt nhưng nó lại đem đến những hệ quả xấu. Không chỉ gây khó chịu cho các bà mẹ đang mang thai khi phải nhốt mình trên giường, trong bốn bức tường, bedrest còn gây hại đến sức khỏe của cả thai phụ lẫn thai nhi và không giúp ích gì cho việc ngăn chặn tình trạng sinh non hay cao huyết áp.
Bằng chứng khoa học mới đây cũng cho thấy rằng bedrest không giúp cho thai phụ cải thiện được tình trạng sức khỏe của mình.
Trong số ra tháng 6 năm 2013 của Tạp chí Sản – Phụ khoa, bedrest đã không làm giảm khả năng sinh non trước 37 tuần đối với những thai phụ có cổ tử cung ngắn (một yếu tố nguy cơ sinh non). Ngược lại, trên thực tế, những người thai phụ thực hiện chế độ nghỉ ngơi bedrest lại có nhiều nguy cơ sinh non hơn so với những thai phụ chăm hoạt động.
Cùng có chung mối quan tâm về vấn đề này, trong cả hai bài xã luận, bác sĩ Sản khoa Anne Drapkin Lyerly đã kêu gọi chấm dứt việc áp dụng bedrest. Ông cho rằng bedrest không những không hỗ trợ mà còn tạo điều kiện dẫn đến các tình trạng dọa sẩy thai, cao huyết áp hoặc tiền sản giật, sinh non, thai chậm phát triển hoặc thai to vượt tuổi.
Lyerly, tác giả của một trong các bài xã luận chống bedrest cho rằng trong mọi trường hợp nêu trên, bedrest đã được chứng minh không mang lại hiệu quả cải sức khỏe.
Chưa kể, bedrest còn có thể gây hại cho sức khỏe thể chất và tinh thần của phụ nữ. Cụ thể, “nó có liên quan đến nguy cơ tạo ra các huyết khối tĩnh mạch (cục máu đông, thường xuất hiện ở chân) và xương khử khoáng. Đồng thời, bất kỳ ai đã từng trải qua bedrest đều có nguy cơ mắc chứng trầm cảm, lo âu, căng thẳng trong gia đình" Lyerly nói.
Tại sao bedrest được dùng để hỗ trợ điều trị cho các thai phụ có nguy sơ sinh non?
Nếu bệnh nhân có nguy cơ sinh non cao, các bác sĩ có thể đề nghị giảm mức độ hoạt động thể chất, bao gồm cả việc đi lại nhiều
Trên thực tế, các bác sĩ vẫn khuyên một số thai phụ có nguy cơ sinh non hoặc cao huyết áp nên nghỉ ngơi hoàn toàn trên giường. Tại sao vậy? Chuyên gia Bà mẹ và thai nhi, bác sĩ Sản – Phụ khoa Michael Katz cho rằng, trong một số trường hợp, bedrest có thể là một lời khuyên có ích. Các bác sĩ không bắt buộc mà chỉ đưa ra lời khuyên hoặc nếu có là cho các trường hợp rất bất thường.
Thay vào đó, các bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân của mình nên có những hoạt động thể chất vừa phải sau khi trở lại cuộc sống bình thường của mình. Nếu bệnh nhân có nguy cơ sinh non cao, các bác sĩ có thể đề nghị giảm mức độ hoạt động thể chất, bao gồm cả việc đi lại nhiều.
Hiện nay, các bác sĩ chuyên khoa Phụ-Sản đều rất hạn chế áp dụng bedrest vì những rủi ro mà nó mang lại.
Nếu bác sĩ đề nghị bedrest thì điều gì xảy ra?
Bác sĩ Klauser cho rằng trong một số trường hợp bedrest vẫn có giá trị sử dụng, đó có thể là khi thai phụ bị tiền sản giật hoặc cổ tử cung giãn sớm (cổ tử cung giãn từ 3-4 cm). Ông cũng nói thêm đối với những tình huống nhất định, bedrest không được chứng minh có hại cho sản phụ và thai nhi nên nó vẫn có thể sử dụng.
Như vậy, cho đến khi có sự đồng thuận chính thức từ các chuyên gia, thai phụ vẫn còn rất nhiều băn khoăn về việc nghỉ ngơi hoàn toàn. Đôi khi họ rất cần ngủ nhiều vào một thời điểm nào đó trong thai kỳ hoặc trái lại có những người cảm thấy phải ra ngoài làm việc để thư giãn đầu óc. Đối với những trường hợp này đều cần phải có sự cân bằng. Nghỉ ngơi quá nhiều hay quá ít đều ảnh hưởng không tốt đến thai nhi và thai phụ.
Yeutre.vn (Tổng hợp)