Mẹ bầu không nên ăn gì để giữ cho thai kỳ được khỏe mạnh an toàn

Mẹ bầu không nên ăn gì cũng được quan tâm nhiều như việc bầu nên ăn gì để bảo đảm sức khỏe cho thai kỳ vậy. Có một thực tế là, còn nhiều bầu chưa hẳn nắm rõ về các thực phẩm thực sự cần tránh hoặc hạn chế. Hay, có những chị em lại hạn chế hoặc kiêng thái quá. Cả 2 trường hợp như vậy đều khiến bầu, nếu không ở tình trạng để lỡ mất những thực phẩm tốt cho sức khỏe, thì cũng là vì lo lắng quá mức mà không dám dùng. 

banner ads

Mẹ bầu không nên ăn thực phẩm nào
Mẹ bầu không nên ăn gì là vấn đề rất quan trọng trong chăm sóc thai kỳ. Ảnh Internet 

1. 3 loại quả mẹ bầu không nên ăn gì để giữ sức khỏe 3 tháng đầu thai kỳ

Mẹ bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu được xem là rất cần phải chú ý. Vì, 3 tháng đầu là thời gian nhạy cảm của thai kỳ, khi thai nhi còn đang trong quá trình hình thành và dần ổn định nên việc tránh một số thực phẩm không tốt cho sức khỏe thai kỳ thời gian này là điều cần làm. Dù có nhiều ý kiến về việc cần kiêng khem một số thực phẩm ở tam cá nguyệt đầu tiên này, nhưng đáng lưu ý nhất là việc bạn nên tránh 3 loại quả sau đây:

1.1. Quả nho

Mặc dù nho là loại quả có hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu vitamin C và vitamin A - đều là những loại vitamin cần thiết cho thai kỳ. Song, có 3 lý do chính đáng để bạn tránh dùng loại quả này là:

  • Chất Resveratrol chứa trong vỏ nho : Thông thường, chất này được xem là chất dinh dưỡng lành mạnh, song với bà bầu lại rất độc. Người ta cho rằng, Resveratrol có thể ảnh hưởng đến tuyến tụy, trong khi đó tuyến tụy kiểm soát glucose trong máu. Điều này có nghĩa là khả năng mắc tiểu đường rất cao, nếu tuyến tụy bị ảnh hưởng. 
Quả nho
Nho là một trong những loại quả bà bầu không nên ăn nhất là ở 3 tháng đầu thai kỳ. Ảnh Internet 
  • Dư lượng thuốc trừ sâu ở quả nho : Nho có dư lượng thuốc trừ sâu khá cao nếu bạn dùng nhiều ở giai đoạn đầu thai kỳ, có thể góp phần ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi, những biến chứng từ thuốc sâu gây ra đối với thai phụ là rất khó kiểm soát. Có thể khiến mẹ bầu bị ngộ độc, hoặc khiến thai nhi gặp các biến chứng hoặc dị tật.
  • Có thể gây táo bón : Vỏ nho rất khó tiêu hóa nên có thể sẽ khiến bà bầu bị táo bón nếu dùng nhiều.

1.2. Quả đu đủ xanh hoặc ương

Sau quả nho, đu đủ xanh và ương được khuyến cáo là các bầu cần tránh dùng trong 3 tháng đầu thai kỳ. Lý do là bởi:

  • Có thể khiến tử cung co bóp : Trong đu đủ xanh có chứa một lượng lớn enzyme papain. Tác dụng phụ của papain là có thể kích thích chuyển dạ sớm. Vì, papain rất giống với một thành phần khác đảm nhiệm vai trò này, nên cơ thể bạn có thể nhầm lẫn.
  • Gây dị ứng : Nhựa đu đủ là chất gây dị ứng cực kỳ phổ biến. Các triệu chứng dị ứng thường gặp là sổ mũi, sưng vùng miệng, phát ban. Không loại trừ trường hợp dị ứng có thể gây khó thở và sốc phản vệ . Trường hợp này rất nguy hiểm, nếu không được chăm sóc y tế nhanh chóng kịp thời. Vì thế, tốt nhất, đu đủ xanh hay ương là "món" bầu nên tránh dùng. 
Đu đủ xanh
Đu đủ xanh không tốt cho bà bầu. Ảnh Internet 

1.3. Quả dứa (quả thơm)

Bà bầu được khuyên không dùng dứa trong 3 tháng đầu thai kỳ vì:

  • Dứa có thể kích thích gây chuyển dạ sớm : Nếu dùng lượng nhiều và đủ, dứa có thể kích thích chuyển dạ sớm vì chứa bromelain một enzym phá vỡ protein và cũng như papain nó có tác dụng phụ không tốt cho thai phụ. Bromelain có thể làm mềm tử cung dẫn đến chuyển dạ sớm. Bromelain phá vỡ protein mạnh đến mức có thể gây chảy máu bất thường. Mặc dù thực tế, bạn phải ăn 7-10 quả dứa cùng lúc, mới đủ lượng bromelain để gây các tác dụng không tốt như trên, song việc hạn chế dùng dứa cũng là việc bạn nên làm. Do, dùng dứa còn có các tác dụng không tốt khác như được đề cập tiếp theo đây.
  • Dứa có thể gây trào ngược axit, ợ nóng và tiêu chảy : Nếu bạn dùng nhiều dứa, dù chưa đến mức nguy hiểm nhưng có thể đu để khiến bạn bị trào ngược axit dạ dày, ợ nóng và thậm chí là tiêu chảy. Các tình trạng này đều rất khó chịu và không tốt cho bà bầu, nhất là tình trạng tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước rất nguy hiểm.
  • Dứa cũng có thể gây dị ứng : Dùng dứa trong một thời gian cũng có thể gây ra tình trạng dị ứng như nghẹt mũi, ngứa, sưng miệng. Nếu bạn gặp những triệu chứng như thế khi dùng dứa thì ngưng ngay hoặc nghiêm trọng thì cần gặp bác sỹ. 
Quả dứa
Bà bầu ăn nhiều dứa có thể bị trào ngược axit, ợ nóng, thậm chí tiêu chảy. Ảnh Internet 

2. 6 thực phẩm điển hình nhất mẹ bầu không nên ăn trong suốt thai kỳ

2.1. Thực phẩm chưa nấu chín kỹ hoặc chỉ chín tái

Hải sống chín tái, thịt bò tái hoặc thịt gia cầm chưa chín kỹ đều có thể trở thành nhân tố đa dọa sức khỏe bà bầu. Vì, các loại thịt chưa nấu chín kỹ chứa nhiều vi khuẩn có thể khiến các bầu bị nhiễm khuẩn cao.

2.2. Thịt nguội

Thịt nguội được cho là có khả năng nhiễm khuẩn listeria cao. Khuẩn này có khả năng đi qua nhau thai, có thể gây nhiễm trùng, nhiễm độc máu đe dọa tính mạng của thai nhi, gây sảy thai. 

Thịt nguội
Thịt nguội nên là một trong những cái tiên đứng đầu trong danh sách các thực phẩm bầu cần tránh dùng vì khả năng nhiễm khuẩn listeria cao. Ảnh Internet 

2.3. Các loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao, nguồn cá không sạch

Các loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao như cá kiếm, cá thu, cá ngừ. Mặc dù cá ngừ đóng hộp thường có lượng thủy ngân thấp hơn các loại cá ngừ khác, nhưng bạn cũng nên cân nhắc, dùng lượng vừa phải cho an toàn.

Bên cạnh các loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao, các loại cá được nuôi hay đánh bắt ở các khu vực ao hồ bị ô nhiễm nước thải công nghiệp thì bà bầu cũng được khuyên không nên dùng.

2.4. Động vật có vỏ chưa được nấu chín kỹ

Động vật có vỏ cụ thể như hàu, nghêu, sò, ốc chưa nấu chín kỹ cũng có thể gây hại cho sức khỏe bà bầu. Vì, trong các loại này không chỉ chưa khuẩn dễ nhiễm, mà còn có khả năng gây một số bệnh nhiễm trùng khác liên quan đế tảo biển do các loại này tiêu thụ. Việc nấu chín tái, chín tới đều không bảo đảm ngăn ngừa được các tình trạng này. 

Động vật có vỏ
Động vật có vỏ chưa nấu chín kỹ cũng rất nguy hiểm cho sức khỏe bà bầu. Ảnh Internet 

2.5. Trứng sống

Trứng sống hoặc bất cứ thực phẩm/ món ăn nào có chứa trứng sống đều tăng khả năng tiếp xúc với khuẩn salmonella. Khuẩn này có thể gây nhiễm trùng đường ruột, tiêu chảy, viêm dạ dày. Do vậy, các bầu cũng được khuyên không nên dùng trứng lòng đào, hay những thực phẩm chế biến từ trứng sống và chưa qua nấu chín như một số loại sốt, số mayonnaise tự làm thủ công. Nếu bạn muốn dùng loại sốt phổ biến như mayonnaise, bạn nên dùng các loại sốt được sản xuất theo dây truyền đã qua tiệt trùng và rất hạn chế khả năng nhiễm khuẩn trên.

2.6. Các loại pate làm thủ công

Các loại pate làm thủ công cũng được xếp vào nhóm các thực phẩm chứa khuẩn listeria cao. Vì, pate làm thủ công có thể không an toàn ở một số khâu trong chế biến nếu chúng ta không làm kỹ hoặc đúng quy trình với những yêu cầu cần thiết. Do đó, nó cũng là một trong các thực phẩm khuyến nghị các bầu không nên dùng. Nếu thỉnh thoảng bạn thực sự muốn sử dụng pate trong thực đơn của mình hãy sử dụng loại pate đóng hộp thương hiệu uy tín, đã được xử lý kỹ, sẽ an toàn hơn. 

Pate làm thủ công
Pate làm thủ công không đảm bảo chắc chắn an toàn cho các bầu dùng. Ảnh Internet 

3. Một số lưu ý quan trọng cần thiết dành cho bạn về việc ăn uống trong thai kỳ

  • Luôn ăn chín uống sôi
  • Lựa chọn thực phẩm kỹ lưỡng và cố gắng tìm hiểu nguồn gốc nếu có thể, để chắc chắn nguồn thực phẩm mình tiêu thụ bảo đảm toàn. Trường hợp gặp một số thực phẩm có nguy cơ cao về mức an toàn và bạn không truy được nguồn gốc, hãy tránh dùng là tốt nhất.
  • Rửa các nguyên liệu thật sạch và kỹ trước chế biến bất cứ món ăn nào. 
  • Cẩn thận với các loại trái cây chọn dùng, rửa sạch trước khi ăn và nên bỏ vỏ.
  • Không dùng thực phẩm sát hạn hoặc quá hạn sử dụng dù chỉ một ngày. Đây cũng là lưu ý quan trọng bạn không nên xem nhẹ, liên quan đến vấn đề bầu không nên ăn gì để bảo đảm cho sức khỏe. 
  • Hạn chế dùng thực phẩm chế biến sẵn hay thực phẩm để qua đêm hay để qua 1-2 ngày.
  • Nếu nghi ngờ đã dùng phải thực phẩm nào đó không an toàn, hay ngộ độc nhẹ, bạn cần uống nhiều nước để giải độc nhanh. Sau đó hãy dùng một số món ăn bài thuốc giải độc để giúp cơ thể thải độc.
  • Trường hợp gặp phải các triệu chứng ngộ độc thực phẩm như nôn ói, tiêu chảy, khó thở,...bạn phải đến cơ sở y tế gần nhất khi cần để được kiểm tra hoặc cấp cứu y tế sớm. 
Bà bầu nấu ăn
Chế biến kỹ lưỡng để bảo đảm có những món ăn tốt và an toàn cho sức khỏe thai kỳ bạn nhé. Ảnh Internet 

Bà bầu không nên ăn gì có thể được xem là một ghi chú quan trọng trong danh sách các điều bầu cần làm. Điều này không hẳn tăng sự khắt khe về thực phẩm hay dinh dưỡng trong thai kỳ, mà là bước chăm sóc sức khỏe cẩn thận chu đáo để hạn chế những tác hại của thực phẩm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Chuyên mục Mang thai hy vọng, bạn luôn vui khỏe, ăn uống tốt và không gặp bất cứ "vấn đề" nào liên quan đến thực phẩm, trong suốt thời gian mang thai nhờ sự chu đáo của bản thân.

Nguồn tham khảo: Medical News Today, Healthline, NHS, American Pregnancy & The Asianparent

Cát Lâm tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI