Mẹ bầu huyết áp cao nên ăn gì để hạ và phòng tránh

Mẹ bầu huyết áp cao nên ăn gì có lẽ là thắc mắc của nhiều mẹ đang bị tình trạng này muốn cải thiện hoặc đang muốn phòng tránh trong thai kỳ. Vì bị huyết áp cao khi mang thai rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Trong những trường hợp nghiêm trọng, thì khả năng để lại di chứng cũng rất cao. Do vậy, ăn uống là một trong những cách lành mạnh mà mẹ có thể áp dụng để hạn chế những tác động tiêu cực của huyết áp cao trong thời gian mang thai. 

banner ads
Bà bầu huyết áp cao nên ăn gì
Mẹ bầu huyết áp cao nên gì là thắc mắc của nhiều người . Ảnh Internet 

1. Cao huyết áp trong thai kỳ là gì

Cao huyết áp trong thai kỳ là một trong những tình trạng phổ biến nhất mà các mẹ bầu gặp phải khi mang thai. Nó được xác định khi huyết áp của mẹ bằng hoặc lớn hơn 140/90. Cao huyết áp thường xảy ra ở phụ nữ mang thai lần đầu hoặc mang đa thai. Béo phì, hút thuốc và uống rượu là những nguyên nhân điển hình gây ra tình trạng này ở phụ nữ mang thai.

Huyết áp cao khi mang thai có thể thuộc các loại sau:

  • Tăng huyết áp mãn tính : là tình trạng huyết áp cao đã xuất hiện trước khi mang thai và tiến triển nặng hơn trong thai kỳ. Nó kéo dài khoảng 12 tuần hoặc hơn sau khi mẹ sinh em bé.
  • Tăng huyết áp thai kỳ : còn được gọi là tăng huyết áp do mang thai, phát triển trong thai kỳ, đặc biệt là sau 20 tuần thai và thường thoái lui sau khi sinh.
  • Tiền sản giật : đây là một tình trạng nghiêm trọng ở phụ nữ mang thai, là hậu quả của tăng huyết áp mãn tính hoặc trong thai kỳ. Sau 20 tuần mang thai, một phụ nữ có thể bị tăng huyết áp cũng như protein trong nước tiểu. Trong trường hợp nặng nhất, nó có thể gây tử vong cho cả mẹ và bé nếu không được điều trị. 
Mẹ bầu đo huyết áp
Tăng huyết áp thai kỳ thường diễn ra ở tuần 20 của thai kỳ và sẽ thoái lui sau sinh. Ảnh Internet 

2. Mẹ bầu huyết áp cao nên ăn gì

Một chế độ ăn uống cân bằng có thể giúp mẹ chiến đấu với tình trạng cao huyết áp trong thai kỳ. Mẹ hãy bổ sung những thực phẩm dưới đây vào thực đơn hàng ngày của mình nhé:

2.1. Thực phẩm giàu axit béo

Những loại thực phẩm giàu axit béo thiết yếu giúp bạn chống lại tình trạng tăng huyết áp. Chúng bao gồm:

  • Các loại hạt như: hạt chia, hạt bí ngô, hạt óc chó, hạt phỉ, hạt dẻ
  • Quả bơ
  • Các loại dầu giàu axit béo như: dầu hạt lanh, dầu dừa, dầu oliu
  • Các loại cá béo như: cá hồi, cá trích, cá mòi, cá thu

Bạn nên dùng những thực phẩm trên nhưng tránh cách chế biến thêm muối. 

Các loại hạt
Mẹ bầu nên ăn các loại hạt, quả giàu axit béo tốt cho sức khỏe nếu bị tăng huyết áp hoặc muốn phòng tránh huyết áp cao trong thai kỳ. Ảnh Internet 

2.2. Thực phẩm giàu calcium và magnesium

Chế độ ăn của bạn cũng nên bao gồm những thực phẩm giàu calcium và magnesium. Hai loại khoáng chất này không những giúp giảm huyết áp mà còn góp phần chống lại tình trạng tăng huyết áp.

Các loại thực phẩm giàu calcium và magnesium gồ:

  • Các loại rau lá xanh đậm như: rau cải xoăn, rau chân vịt (rau bina hay cải bó xôi), bông cải xanh, rau cải xanh
  • Các loại rau củ như: cà chua, cà rốt, đậu que, đậu hà lan, hành lá, khoai lang, măng tây, tỏi, bí, cần tây
  • Các loại trái cây như: lê, mơ, bưởi, dâu, táo, mận, lựu

2.3. Thực phẩm giàu vitamin D và viên uống bổ sung vitamin D

Vitamin D cũng là một dưỡng chất rất có lợi trong việc giúp hạn chế tình trạng tăng huyết áp. Các loại thực phẩm giàu vitamin D bạn có thể đưa vào chế độ ăn của mình gồm:

  • Phô mai
  • Lòng đỏ trứng
  • Gan bò
  • Cá thu, cá ngừ, cá hồi
  • Các loại thực phẩm khác được tăng cường vitamin D như nước cam, sữa đậu nành và một số sản phẩm từ sữa và ngũ cốc

Dù các loại thực phẩm trên được biết là khá giàu vitamin D tuy nhiên vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu hàng ngày của bạn trong thai kỳ. Vì vậy, bạn nên uống bổ sung vitamin D thường xuyên. Bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện việc bổ sung bằng viên uống này nhé. 

Thực phẩm giàu vitamin D
Dùng nhiều thực phẩm giàu vitamin D để bổ sung lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể. Ảnh Internet 

2.4. Ngũ cốc nguyên hạt

¾ khẩu phần của chế độ ăn hàng ngày của bạn nên là ngũ cốc nguyên hạt hoặc thực phẩm làm từ ngũ cốc nguyên hạt như: yến mạch, kê, bột mì từ lúa mì nguyên hạt, gạo lứt, kiều mạch, lúa mạch đen, quinoa (diêm mạch).

Những loại ngũ cốc này rất giàu chất xơ hòa tan giúp kiểm soát tình trạng tăng huyết áp. Chúng cũng giúp giảm nhu cầu dùng thuốc để điều trị huyết áp cao.

2.5. Sản phẩm sữa lên men

Các sản phẩm sữa lên men chứa nhiều lợi khuẩn giúp làm giảm tình trạng huyết áp cao. Trong thai kỳ, bạn được khuyến khích kết hợp các loại như: sữa chua, phô mai Parmesan, phô mai Cheddar, phô mai Mozzarella trong chế độ ăn cho bà bầu hàng ngày.

2.6. Nước

Bạn nên uống nhiều nước trong thai kỳ, đặc biệt khi bạn đang trong tình trạng bị cao huyết áp. Hiệp hội mang thai Hoa kỳ khuyên bạn nên uống ít nhất tám ly nước mỗi ngày. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định bạn uống nhiều hơn tùy thuộc vào tình hình sức khỏe thai kỳ cụ thể của bạn. 

ly nước
Bạn nên uống nhiều nước mỗi ngày, đặc biệt là khi bạn đang tình trạng cao huyết áp. Ảnh Internet 

2.7. Vitamin tổng hợp

Việc uống vitamin tổng hợp trước và trong khi mang thai được các bác sĩ khuyên nên áp dụng. Các loại vitamin này được sản xuất để cung cấp cho bạn và em bé các dưỡng chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh. Chúng cũng là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống khi mang thai của bạn. Vì không phải lúc nào bạn cũng nạp đủ các loại vitamin và khoáng chất cần thiết qua thực phẩm. Một số loại vitamin trong các viên uống này còn góp phần điều chỉnh huyết áp của bạn. Bạn hãy sử dụng vitamin tổng hợp theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

3. Những lưu ý khác dành cho bạn

Ngoài các thực phẩm nên ăn và uống để hạn chế bị cao huyết áp trong thai kỳ, bạn nên:

  • Tránh uống rượu, caffeine và hút thuốc vì chúng không những có hại cho sức khỏe của bạn và em bé, mà còn có thể làm cho tình trạng cao huyết áp của bạn trở nên tồi tệ hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế sử dụng muối bằng cách lựa chọn các loại thực phẩm ít muối cũng như nêm nếm thật ít muối khi chế biến các món ăn hàng ngày.
  • Giữ huyết áp của mình không bị tăng lên khi tránh xa các loại thực phẩm chiên rán.
  • Trao đổi với bác sĩ để được tư vấn thêm những cách khác để kiểm soát huyết áp trong thai kỳ. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn để đưa ra phương pháp phù hợp. Chúng có thể bao gồm kê đơn thuốc, nâng cao chân thường xuyên, tập thể dục điều độ (trong thai kỳ, bạn có thể tập một môn thể dục có cường độ vừa phải hầu hết các ngày trong tuần như đi bộ).
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh. Nếu bạn tăng cần nhiều hơn cần thiết, cơ thể bạn sẽ phải chịu nhiều áp lực hơn và huyết áp của bạn cũng dễ bị tác động hơn. Trọng lượng bạn cần tăng khi mang thai sẽ phụ thuộc vào số cân của bạn trước khi bạn có em bé. Vì vậy, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ để nắm cụ thể về vấn đề này. 
Bà bầu đi bộ
Bạn hãy đi bộ để duy trì cân nặng thai kỳ tốt, tránh tăng cân quá mức. Ảnh Internet 

Mẹ bầu huyết áp cao nên ăn gì qua những thông tin trên hy vọng có thể giúp mẹ có được một thực đơn lành mạnh cho thai kỳ của mình. Bạn nên biết rằng, chìa khóa để chống lại chứng tăng huyết áp khi mang thai là duy trì lối sống lành mạnh. Điều này không chỉ bao gồm ăn uống các loại thực phẩm phù hợp, mà còn cần cả sự rèn luyện cơ thể cũng như tránh xa các yếu tố ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Việc kết hợp tất cả những biện pháp này sẽ đem lại cho bạn một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh và suôn sẻ.

Theo FirstCry Parenting & Livestrong

Lily Nguyễn tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI