1. Chế độ dinh dưỡng của mẹ liên quan đến tình trạng táo bón của bé như thế nào
1.1. Với trẻ bú mẹ hoàn toàn
Với trẻ bú mẹ hoàn toàn, chế độ ăn uống của mẹ sẽ là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc con bị táo bón. Cụ thể khi mẹ ăn đồ cay, nóng hoặc chứa nhiều dầu mỡ trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa, khiến cho trẻ bú mẹ bị táo bón.
Ngoài ra, nếu mẹ sử dụng kháng sinh hoặc các loại chế phẩm có chứa sắt hoặc canxi trong giai đoạn cho con bú cũng có thể gây táo bón ở trẻ. Bên cạnh đó, bé thiếu nước do bú mẹ chưa đủ cũng có thể dẫn đến tình trạng táo bón.
Nếu không phải các nguyên nhân trên thì bé bị táo bón có thể do bệnh lý.
1.2. Trẻ bú mẹ không hoàn toàn hoặc đã sang thời kỳ ăn dặm
Đối với các trẻ bú mẹ không hoàn toàn, kết hợp uống sữa công thức hoặc ăn dặm sớm hoặc đã sang thời kỳ ăn dặm từ 6 tháng tuổi, khả năng con bị táo bón do sữa mẹ có thể không phải là nguyên nhân chính. Ngoài chế độ dinh dưỡng của mẹ, tình trạng con hiếu nước, bệnh lý thì các nguyên nhân khác mẹ cũng cần xem xét đồng thời như:
- Thay đổi loại sữa công thức mới: Đối với trẻ uống sữa công thức, việc thay đổi loại sữa mới sẽ rất dễ khiến bé bị táo bón. Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa non nớt của bé chưa thể tự điều chỉnh được với loại thức ăn mới.
- Chế độ ăn dặm của bé chưa cân bằng hợp lý.
2. Mẹ ăn gì để con không bị táo bón - 6 thực phẩm nên bổ sung trong thực đơn của mẹ
Chúng ta có thể thấy rõ rằng, bé đang bú mẹ bị táo bón có thể do nguyên nhân từ chế độ dinh dưỡng của mẹ là chính. Và, cũng có thể con bị táo bón do các nguyên nhân khác. Tuy nhiên, dù là nguyên nhân nào, thay đởi chế độ ăn uống của mẹ sẽ góp phần quyết định không nhỏ đến hiệu quả cải thiện tình trạng táo bón của bé.
Nếu mẹ nhận thấy mình cũng đang gặp tình trạng này thì dưới đây là 5 thực phẩm điển hình mẹ nên ăn thường xuyên để cải thiện, cũng như giúp con phòng tránh không bị táo bón trở lại:
- Các loại rau xanh : Rau xanh là một trong những thực phẩm hỗ trợ điều trị các vấn đề về tiêu hóa rất tốt. Lượng chất xơ có trong rau xanh giúp phân mềm hơn, đồng thời kích thích nhu động đại tràng khiến bé đại tiện trở nên dễ dàng hơn. Các loại rau xanh được khuyến khích sử dụng để hỗ trợ điều trị táo bón hiệu quả như: rau súp lơ, rau diếp cá, rau má, rau cải,… Mẹ có thể thay đổi đa dạng thực đơn hằng ngày để tăng cảm giác ngon miệng hơn khi ăn rau nhé.
- Đu đủ chín : Trong đu đủ chín có chứa nhiều vitamin (A, C) và hàm lượng chất xơ lớn. Ngoài ra, đu đủ còn chứa hoạt chất papain và hàng loạt các nguyên tố vi lượng khác có tác dụng thúc đẩy hệ miễn dịch, là giải pháp giúp hỗ trợ điều trị chứng táo bón ở trẻ rất hiệu quả.
- Sữa chua : Sữa chua là một trong những thực phẩm có công dụng cải thiện hiệu quả cho hệ tiêu hóa. Trong sữa chua có chứa hàm lượng probiotics cao và cung cấp nhiều lợi khuẩn tốt cho đường ruột. Do đó, mẹ nên ăn sữa chua hằng ngày để bảo vệ hệ tiêu hóa của cả mẹ và bé.
- Khoai lang : Trong củ khoai lang có chứa nhiều nước, xenluloza và các loại vitamin. Do vậy, mẹ ăn khoai lang thường xuyên là biện pháp hỗ trợ điều trị táo bón hiệu quả ở trẻ.
- Táo : Giàu chất xơ và có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện tình trạng táo bón cho trẻ, mẹ nên dùng táo thường xuyên xen kẽ với các loại trái cây, rau xanh khác nhé.
- Mận : Khi trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn mận để bổ sung chất xơ và sorbitol. Chất sorbitol và chất xơ trong quả mận có công dụng nhuận tràng giúp trẻ đại diện dễ dàng hơn. Ngoài ra, thành phần chlorogenic và axit neochlorogenic trong loại quả này khi vào sữa mẹ cũng giúp hỗ trợ giảm chứng táo bón ở trẻ sơ sinh.
Ngoài việc nắm được mẹ nên gì để con không bị táo bón, mẹ cũng nên thay đổi một số thói quen như uống nhiều nước mỗi ngày, tập thể dục thể thao, tránh thức khuya, không sử dụng các chất kích thích,… Những thói quen tốt kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh sẽ góp phần cải thiện chất lượng sữa mẹ trong giai đoạn cho con bú. Nhờ đó, tình trạng táo bón của con cũng thuyên giảm, được khắc phục và phòng tránh hiệu quả hơn.
Đến đây, Chuyên mục Có con 0-12 tháng của Yeutre.vn hy vọng, một vài chia sẻ nhỏ trên sẽ giúp các mẹ biết rõ mẹ nên ăn gì để con không bị táo bón, qua đó thay đổi chế độ ăn uống cho phù hợp. Nếu tình trạng táo bón của bé vẫn kéo dài khiến cho trẻ khó chịu, lúc này mẹ nên đưa bé tới các cơ sở y tế hoặc bác sỹ chuyên khoa để điều trị và hiệu quả hơn cho con nhé.
Nguyễn Phụng tổng hợp