"Mách nhỏ" mẹ bỉm sữa những tuyệt chiêu giữ mình luôn xinh đẹp và khoẻ mạnh

Trong cuộc đời người phụ nữ khoảnh khắc vượt cạn thành công, đón chào một sinh linh bé nhỏ ra đời luôn là điều tuyệt vời nhất. Sau khi sinh con, cơ thể người mẹ bị tàn phá một cách nặng nề, rất yếu ớt và dễ mắc bệnh. Cùng nhau "Mách nhỏ" mẹ bỉm sữa những tuyệt chiêu giữ mình luôn xinh đẹp, khỏe mạnh cùng con yêu sau đây, chắc chắn sẽ rất có ích cho các Mẹ & Bé về sau!

banner ads
dep khoe sau vuot can va cho con bu 3
Thiên thần nhỏ là điều tuyệt vời nhất của Mẹ!

I. Thay đổi của cơ thể mẹ sau khi "vượt cạn"!

Sau khi "vượt cạn" với những cơn đau chết đi sống lại, cơ thể của chị em ít nhiều cũng sẽ có những thay đổi khá lớn. Các ông chồng hãy nên quan tâm và thương yêu, chiều chuộng vợ của mình nhiều hơn nhé!     1. Tử cung sau sinh Tử cung sẽ thu nhỏ đột ngột sau sinh làm bụng rỗng, áp lực trong ổ bụng giảm, dễ táo bón. Tiểu rát buốt, tiểu nhiều lần, lắt nhắt.
dep-khoe-sau-vuot-can-va-cho-con-bu-10
Thay đổi tử cung sau sinh

    2. Sản dịch

Sản dịch (máu và màng rụng) đỏ, rồi hồng, lẫn chất nhầy chảy ra ở âm đạo, tuần lễ đầu ra nhiều, dần dần ít đi, và có màu máu cá, kéo dài khoảng 10 ngày đến 2 tuần. Khi có nhiễm trùng, sản dịch sẽ có mùi hôi.
dep khoe sau vuot can va cho con bu 17
Nên theo dõi sản dịch sau khi sinh

    3. Sinh mổ

Đối với chị em sinh mổ, sau khi mổ lấy thai chủ động, cổ tử cung có thể không hở, sản dịch không thể chảy ra được, dễ nhiễm trùng, gây triệu chứng đau khi khám.

    4. Cắt khâu tầng sinh môn

Nếu có cắt khâu tầng sinh môn, trong 7 – 10 ngày đầu, triệu chứng đau làm bà mẹ có khó khăn khi ngồi cho con bú. Mẹ nên ngồi tựa lưng vào gối sẽ thấy dễ chịu hơn.
dep-khoe-sau-vuot-can-va-cho-con-bu-1
Nên trở lại bệnh viện tái khám khi thấy một trong những triệu chứng trên.

    5. Thể trạng suy giảm

Cơ thể mệt mỏi, cơ bắp nhão sẽ xuất hiện vài triệu chứng như: Mất nước - lượng nước cơ thể giữ lại trong khi mang thai sẽ bị thải ra trong vòng 48 giờ sau sinh; do đó, dễ bị nhức đầu, suy tim nếu có sẵn bệnh tim mạch. Huyết áp cũng tăng nhẹ trong thời điểm đó, nên nếu có sẵn tiền sản giật sẽ dễ tiến triển sang sản giật.

    6. Tiết sữa hoặc tắc sữa

Nếu cho con bú ngay sau sinh, sữa sẽ tiết nhiều, mẹ thường xuyên khát nước, vì vậy mẹ cần uống nhiều nước. Nếu bé bú không kịp, có khi 2 vú căng đau, tức ngực và sốt. Ngoài ra mẹ sẽ có hiện tượng sốt, vú có dấu hiệu sưng, đau và tắc sữa. Nếu tình trạng xảy ra liên tục, đừng chủ quan mà cần nên tới bệnh viện tái khám khi thấy một trong những triệu chứng trên.

II. Mẹ cần phải chú ý những gì để giữ được sức khỏe tốt?

    1. Kiêng tắm rửa bằng nước lạnh.

Nếu sanh con vào mùa đông, mẹ nên cố gắng không gội đầu ít nhất 10 ngày đầu. Nhưng phải vệ sinh ti thật sạch sẽ hàng ngày để con bú. Nên tắm bằng nước ấm để tránh cơ thể bị lạnh, quần áo giặt phải được phơi ra ánh nắng mặt trời. Thay băng vệ sinh thường xuyên, ít nhất là 6 giờ một lần. Quan sát sản dịch xem có ra được nhiều không, màu gì, có hôi không? Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, giặt sạch và phơi khô ngoài nắng.
dep-khoe-sau-vuot-can-va-cho-con-bu-13
Sau khi "vượt cạn" cơ thể Mẹ ít nhiều cũng sẽ có những thay đổi khá lớn.

    2. Không vận động sớm, nằm một chỗ nghỉ ngơi.

Sau khi sinh con xong, cơ thể vẫn chưa hoàn toàn phục hồi, mẹ nên chú ý nằm nghỉ ngơi tại chỗ. Nhưng cũng không nên nằm mãi một chỗ vì nằm lâu sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, sản dịch không chảy ra được nhiều, lại dễ bị máu đông trong lòng mạch làm viêm tắc tĩnh mạch. Nếu mệt mỏi nhiều, có thể xoa bóp tay chân, bụng, lưng, nên ngồi dậy, đi lại nhẹ nhàng trong phòng.

    3. Cho con bú sớm

Khi cho con bú sữa, bé nút vú mẹ sẽ khiến sữa tiết ra nhiều hơn, sữa non sẽ giúp tiêu hóa của bé tốt hơn. Ngoài ra, tử cung cũng sẽ co hồi nhanh hơn. Mẹ cho bé bú thường phải ngồi dậy nên cũng giúp cho sản dịch chảy ra dễ hơn. 
dep khoe sau vuot can va cho con bu 8

Sữa mẹ chứa nhiều chất béo, giúp mẹ nhanh thon gọn cơ thể.

    4. Dinh dưỡng cần thiết

Mẹ nên " nạp " thật nhiều năng lượng cho cơ thể bằng cách ăn đủ chất, ngoài cơm ra cần bổ sung thêm chất xơ như: rau xanh, trái cây tươi sẽ giúp mẹ tiêu hóa và thêm vitamin cho cơ thể.

    5. Nên uống nhiều nước

Nước luôn cung cấp nguồn dinh dưỡng khoáng chất cần thiết cho cơ thể mẹ. Mẹ sẽ tránh được tình trạng táo bón, đồng thời tiết được nhiều sữa hơn cho con bú.
dep-khoe-sau-vuot-can-va-cho-con-bu-6
Uống nhiều nước lọc tốt cho sức khỏe mẹ

    6. Ăn uống đúng cách

Trong tháng ở cữ và sau khi ra tháng mẹ đặc biệt chú ý nên kiêng ăn uống đồ chua, uống nước đá lạnh. Điều này để tránh sau này bị lạnh đường huyết. Ăn uống bổ dưỡng đầy đủ tốt nhất nhưng vẫn phải kiêng cữ rau cải bẹ xanh/cải đắng (ăn rất mát) vì chúng có thể khiến bạn bị tiểu són rất khó chịu. Thịt thì nên kiêng ăn thịt trâu vì quá mát đối với sản phụ. Thịt lợn kho tiêu phải là dạng thịt thăn, không được kho mặn quá. Bởi vì nếu ăn mặn quá sẽ bị tê tay chân, lỡ bị thì ăn nhạt lại sẽ hết ngay.

    7. Chăm sóc tầng sinh môn (ở người sinh con so, có cắt khâu tầng sinh môn)

Vết khâu thường đau đến 10 -15 ngày. Cần giữ khô, sạch. Nếu đau nhiều, có thể hơ đèn, làm ấm vết khâu sẽ mau lành hơn. Có thể sử dụng thuốc đặt vào trực tràng để giảm đau (phải có toa của bác sĩ). Tập cơ tầng sinh môn: nên tập ngay sau sinh, hoặc ngay khi tầng sinh môn bớt đau sau cắt và khâu. Tác dụng giúp cơ tầng sinh môn săn chắc, trục âm đạo không bị thay đổi so với trước khi mang thai.
dep khoe sau vuot can va cho con bu 8
Hạn chế thức uống có cồn - chất kích thích khi cho con bú

    8. Tập thể dục nhẹ

Có thể tập những động tác nhẹ nhàng ngay sau sinh. Cần tập các cơ bụng, cơ tầng sinh môn. Cách tập: Mẹ nằm trên giường, hít thở vào, kéo co cơ vòng hậu môn vào, nín thở khoảng 15 giây, sau đó thở ra, cơ vòng hậu môn dãn ra. Mỗi ngày có thể tập 100 – 200 lần.

    9. Chăm sóc da sau sinh

Một số sản phụ bôi lên da mặt nghệ hay củ nén giã nhuyễn để lột da. Điều này có thể chấp nhận được (nếu không dị ứng) vì trong tháng đầu tiên sau sinh, sản phụ nằm nhà, không dang nắng.
dep khoe sau vuot can va cho con bu 2
Vận động nhẹ tốt cho mẹ nên đừng nằm lì mãi nhé!

    10. Mẹ nên nằm phòng thoáng khí

Không nên nằm che quá kỹ, không có ánh nắng mặt trời. Đặc biệt, theo quan niệm người xưa sản phụ cần phải nằm lửa than sau khi sinh con. Điều này rất không nên vì nằm lửa than rất có hại gây phỏng bé và lửa than có nhiều khí CO, kết hợp với hemoglobin trong hồng cầu thành methemoglobin, một hợp chất bền, không nhả khí O2 khi máu lưu thông đến các cơ quan.

    11. Không nên lao động nặng nhọc

Các mẹ cũng nên lưu ý không nên lao động nặng nhọc quá sớm sẽ ảnh hưởng không tốt về sau, vì hậu quả của việc mẹ vận động quá sức hay làm việc nặng sẽ dễ gây sa sinh dục. Đây là một trong các lý do mà luật Lao động quy định nghỉ hậu sản cho phụ nữ từ 4 đến 6 tháng. Tuy nhiên, không cần kiêng đi lại trong nhà, ngoài sân, hoặc làm các việc nhẹ nhàng.
dep khoe sau vuot can va cho con bu 12
Mẹ nên chăm sóc vệ sinh thân thể sạch sẽ

    12. Biện pháp ngừa thai sau sinh mẹ cũng nên lưu ý.

Cho con bú mẹ hoàn toàn: có thể ngừa thai được 4 tháng. Nếu không cho con bú hoặc cho bú không hoàn toàn: trứng có thể rụng 21 ngày sau sinh. Do đó, cần sử dụng một biện pháp ngừa thai chủ động khoảng 21 – 28 ngày sau sinh. Mẹ có thể áp dụng 1 số cách như sau:  - Đặt vòng (DCTC): Nên đặt sau 6 tuần. Có thể đặt ngay sau sinh nhưng rất dễ tuột. Thuận lợi: không cần nhớ mỗi ngày, đặt 1 lần cho cả 3 – 5 năm. Bất lợi: dễ nhiễm trùng nếu không giữ vệ sinh (kinh nguyệt và khi giao hợp) thật tốt, có thể có tác dụng phụ như rong kinh rong huyết. - Thuốc viên tránh thai nội tiết: nếu có cho con bú, sử dụng loại chỉ có Progestin như Exluton hay Embevin. - Cấy que Implanon hoặc tiêm DMPA: ngày 21 – 28 sau sinh nếu không cho con bú mẹ. Tác dụng phụ thường xảy ra là rối loạn kinh nguyệt, nhất là rong kinh, rong huyết và vô kinh. - Sử dụng "Bao cao su" hoặc triệt sản nếu thai phụ đã đủ con, không muốn sinh nữa.
dep khoe sau vuot can va cho con bu 15
Tránh thai an toàn sau sinh là cần thiết

    13.  Kiêng “ chuyện ấy ” nên hay không?

Rất nhiều câu hỏi được đặt ra xung quanh vần đề này. Chuyện kiêng quan hệ vợ chồng sau khi sinh em bé là việc cần thiết đối với người phụ nữ. Thông thường sau khi sinh con, tháng đầu tiên người mẹ vẫn còn đau đớn hoặc chịu nhiều ảnh hưởng sau khi sinh, có nhiều người bị các bệnh viêm nhiễm hoặc cơ thể còn rất yếu, vì vậy nên quan hệ khi người phụ nữ đã khỏe mạnh và sẵn sàng. Phụ nữ sau sinh ngày xưa phải kiêng tiếp xúc với chồng vì bị cho rằng sẽ đem lại những điều xui xẻo, nhất là đến công danh, sự nghiệp của chồng. Điều này hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Đặc biệt, sản phụ còn phải kiêng “chuyện ấy” trong khoảng 3 tháng 10 ngày – hết thời gian ở cữ. Quan điểm này là khá phổ biến. Tuy nhiên, khoa học hiện đại đã chứng minh, chị em không nhất thiết phải kiêng cữ thái quá như thế nếu sức khỏe sau sinh đã ổn định.
dep-khoe-sau-vuot-can-va-cho-con-bu-11

Nên cận thận "chuyện ấy" sau sinh

III. Mẹ cần "nạp" bao nhiêu là đủ khi cho con bú?

Đừng quá lười vận động khi sức khỏe đã phục hồi các mẹ nhé. Nên phơi nắng và tập thể dục nhẹ ngoài trời, vì ánh sáng mặt trời giúp tăng cường vitamin D, bổ sung thêm các chất cần thiết để giúp hệ thống miễn dịch cũng như xương và cơ bắp mẹ được khỏe mạnh, vững chắc. Ngoài ra phơi nắng cũng có tác dụng cải thiện tâm trạng, vì thế nên kết hợp cùng những bài thể dục sau khi sinh để tăng cường hormon hạnh phúc.

Mẹ nên tham khảo một số thông tin dưới đây để có chế độ ăn điều độ và kết hợp thể dục nhẹ nhàng phù hợp với thể trạng của sức khỏe. Một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho mẹ là điều cần thiết và quan trọng nhất sau khi sinh, vì không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ tiết ra cho bé bú. Mẹ nên ăn đầy đủ, cân đối 4 nhóm chất: tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Nhưng không nên quá lạm dụng riêng một loại thực phẩm như thế sẽ gây ra tình trạng dư thừa chất này lại thiếu bổ sung chất khác.

dep khoe sau vuot can va cho con bu 1
Biểu đồ dinh dưỡng phù hợp cho các Mẹ bỉm sữa

    1. Thịt bò, thịt gà, cá, xương sườn, trứng....

Thịt bò chính là loại thực phẩm chứa hàm lượng chất sắt cao sẽ giúp các bà mẹ có thể theo kịp với tiến độ mà em bé nhà bạn yêu cầu. Thịt bò chín là một nguồn cung cấp lượng protein và vitamin B-12 tuyệt vời cho bạn. Tránh ăn thịt tái, chưa chín kỹ.

banner ads

Các loại thực phẩm này chứa khá nhiều protein, canxi, phốt pho, mùi vị dễ ăn, đều là những thực phẩm tốt có thể dùng sau khi sinh. Mẹ nên "nạp" vào cơ thể loại thực phẩm bổ dưỡng này, bổ sung 340 gram cá hoặc hải sản có vỏ mỗi tuần sẽ cung cấp cho một người mẹ rất nhiều protein, DHA và EPA, cũng như axit béo omega 3 có lợi cho não và phát triển mắt của bé.

    2. Ngũ cốc nguyên hạt

Trong ngũ cốc chứa hàm lượng tinh bột và đường là nguồn vitamin B tuyệt vời khi mẹ cho con bú cung cấp nguồn năng lượng lớn hơn so với tinh bột đã chế biến sẵn trong thức ăn.
dep-khoe-sau-vuot-can-va-cho-con-bu-6
Mẹ cung cấp đủ chất - bé thêm khỏe mạnh

    3. Nước lọc - khoáng chất cần thiết

Nước cung cấp cho mẹ những khoáng chất thiết yếu, bổ sung nguồn năng lượng phục hồi cơ thể. Tốt nhất các mẹ nên uống nước đun sôi để nguội để có nguồn nước tinh khiết nhất.

    4. Uống Vitamin trước và sau khi sinh

Cho dù bạn đã sinh con, không còn mang thai nữa, nhưng hãy tiếp tục sử dụng những viên thuốc trước khi sinh nhé! Những viên thuốc chứa các khoáng chất và vitamin thiết yếu này là sản phẩm mà một người mẹ cho con bú cần đến - đặc biệt với canxi và sắt, hai chất thường thấp trong chế độ ăn của phụ nữ.
dep khoe sau vuot can va cho con bu 4
Dinh dưỡng thiết yếu cho mẹ

    5. Rau thì là (thìa là)

Rau thì là hay còn gọi là rau thìa là - loại rau được biết đến với khả năng hoạt động như chất galactogogue – chất giúp tăng lượng sữa ở các bà mẹ cho con bú. Thế nhưng, rau thì là có một hương vị mạnh khiến không phải ai cũng thích, để khắc phục bạn có thể dùng rau thìa ăn kèm với các món khác, ví dụ như món salad cam hoặc quýt.

    6. Sản phẩm từ sữa

Sau khi sinh em bé xong cơ thể các mẹ đang ở chế độ sản xuất sữa, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo mẹ cho con bú nên tiêu thụ ít nhất ba cốc sữa mình mỗi ngày. Uống sữa để sản xuất sữa rất ý nghĩa phải không nào các mẹ. Vậy đừng nên ngần ngại "nạp" thêm vài cốc sữa mỗi ngày nhé!
dep khoe sau vuot can va cho con bu 18
Uống sữa để sản xuất thêm sữa hợp lý đúng không các mẹ!
À mà còn hết sức lưu ý điều này các mẹ nhé, trong thời gian cho con bú, dù có thèm đến mấy thì các mẹ cũng phải nhất nhất kiêng ăn những món đồ cay nóng như hành, ớt, hồi, hẹ, rượu… vì chúng dễ làm đổi mùi sữa mẹ. Cũng không nên ăn thức ăn sống, lạnh vì dễ làm tổn thương dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hoá. Các mẹ cũng cần thận trọng, không được tùy tiện dùng các loại thuốc, chỉ nên uống thuốc theo toa chỉ định của bác sĩ.    
dep khoe sau vuot can va cho con bu 10
Con yêu chính món quà quý giá nhất của mẹ
Và điều tuyệt vời hơn hết chính là mẹ nên sống lạc quan, vui vẻ sẽ giúp tinh thần mẹ cảm thấy thoải mái, hạn chế được tình trạng trầm cảm sau khi sinh. Hãy sống thật tích cực, yêu đời để có thêm động lực và tinh thần chăm sóc con yêu thật tốt. Đừng quên chồng và người thân sẽ ở bên cạnh động viên, quan tâm để tinh thần bạn luôn trong trạng thái thư giãn, cởi mở, tránh hiện tượng trầm cảm và giúp bạn nhanh chóng lấy lại làn da và vóc dáng như trước đây. Nào cùng tự tin và tận hưởng cuộc sống mới với thiên thần đáng yêu của bạn cho một khởi đầu đầy ý nghĩa và tốt đẹp. Chúc các Mẹ "bỉm sữa" của chúng ta luôn thành công và xinh đẹp cùng bé cưng của mình nhé!         Anh Thy - Nguồn tổng hợp

Đã có 1 người đánh giá Hữu Ích

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI