Nguyên nhân gây mùi hôi miệng ở trẻ
Vệ sinh răng miệng không đúng cách khiến trẻ dễ bị hôi miệng
Do bé vệ sinh răng miệng chưa đúng cách
Thức ăn và vi khuẩn thường bám sâu bên trong khoang miệng, trên răng, lợi, nướu và cổ họng. Vì thế nếu chỉ dùng bàn chải đánh xung quanh chân răng sẽ chưa thể loại bỏ hết các mảng bám và vi khuẩn. Thức ăn, mảng bám sót lại trong miệng là nguyên nhân gây hôi miệng cho trẻ.
Do bé bị nghẹt mũi, sổ mũi
Với những trẻ bị nghẹt mũi, khó thở phải thở qua miệng sẽ khiến vi khuẩn theo đường thở xâm nhập vào bên trong khoang miệng, điều này khiến da bị khô gây ra hiện tượng hôi miệng.
Do trong mũi bé có dị vật
Trẻ nhỏ dưới 4 tuổi do chưa nhận biết được nguy hiểm nên thường nhét dị vật vào lỗ mũi. Khi mũi có dị vật khiến trẻ phải thở bằng miệng và ảnh hưởng đến khoang miệng cũng gây ra hôi miệng.
Do bé mút ngón tay
Mút ngón tay sẽ gián tiếp đưa vi khuẩn vào miệng khiến khoang miệng bé bị nhiễm khuẩn gây ra hôi miệng.
Mút tay sẽ gián giếp đưa vi khuẩn vào miệng gây hôi miệng cho trẻ
Bé bị các bệnh về đường hô hấp hoặc dị ứng
Trẻ bị các bệnh về đường hô hấp như: nhiễm trùng xoang, viêm amidan hoặc dị ứng do thời tiết thậm chí một số bé bị chứng ợ hơi cũng gây hôi miệng.
Một số thực phẩm thường gây mùi hôi miệng cho bé
Do bé ăn thức ăn có mùi
Những thực phẩm như: tỏi, hành thường có mùi nên khiến hơi thở của bé nặng mùi.
Các cách khắc phục mùi hôi miệng hiệu quả cho trẻ
- Trẻ từ 3- 4 tuổi các bậc phụ huynh nên dạy bé cách tự đánh răng và vệ sinh răng miệng hàng ngày để loại bỏ vi khuẩn, giúp răng chắc khỏe và tránh bị hôi miệng. Ngoài ra, với những bé bị hôi miệng bạn nên dùng dụng cụ vệ sinh lưỡi chuyên dụng để làm sạch lưỡi cho bé.
Dạy trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách
- Chỉ nên cho bé sử dụng một lượng nhỏ kem đánh răng, tương đương bằng một hạt đậu Hà Lan trong mỗi lần đánh răng mà thôi. Đặc biệt nên hạn chế cho trẻ sử dụng kem đánh răng có chứa nhiều fluor, vì sử dụng nhiều kem đánh răng sẽ gây những đốm trắng trên răng bé. Tốt nhất nên chọn kem đánh răng có mùi tự nhiên sẽ an toàn cho bé hơn.
- Thường xuyên cho bé đi khám nha khoa theo định kỳ 6 tháng/lần nhằm ngăn ngừa sớm bệnh hôi miệng và các bệnh lý về răng miệng khác cho bé.
Cho trẻ đi khám nha khoa theo định kỳ 6 tháng một lần
- Hạn chế cho bé mút tay, dùng các dụng cụ như núm vú giả, đồ chơi của bé nên được thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, sát khuẩn để tránh vi khuẩn xâm nhập vào miệng gây các bệnh về miệng và hôi miệng cho bé. Tốt nhất nên hạn chế cho bé ngậm ti giả.
- Không nên dùng nước súc miệng người lớn cho bé dùng. Mà tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ để tránh gây hại cho sức khỏe của bé.
Yeutre.vn (Tổng hợp)
Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm: