Nguyên nhân và cách xử lý triệt để tật nghiến răng ở trẻ

(Yeutre.vn) Không chỉ có người lớn mà có khoảng 1/3 trẻ em dưới 5 tuổi có tật nghiến răng khi ngủ. Việc này có thể gây ra một số ảnh hưởng đến sức khỏe của bé vì vậy ba mẹ cần chú ý nhé.

banner ads

5945-be-ngu-gat.jpg

Nghiến răng khi ngủ có thể gây ra ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe của bé, ba mẹ nên lưu ý.

Trẻ em nghiến răng có thể phát ra tiếng ken két hoặc không. Để phát hiện con có tật xấu này hay không, ba mẹ có thể lắng nghe khi bé ngủ hoặc quan sát răng của bé.

Bé nghiến răng vì đâu?

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé nghiến răng vẫn chưa được xác định rõ ràng, tuy nhiên dưới đây là những yếu tố chính liên quan đến nghiến răng.

banner ads

Bất thường cấu tạo răng hàm trên và hàm dưới:Răng mọc không thẳng hàng, mọc lệch, không khít, dẫn đến chỗ tiếp xúc giữa 2 hàm răng không ăn khớp làm trẻ khó chịu. Vì thế, trẻ thường nghiến chặt răng lại và nghiến răng để cảm thấy dễ chịu hơn.

Căng thẳng tâm lý:Trẻ lo lắng, căng thẳng, kích động quá mức dẫn đến căng thẳng thần kinh, thần kinh bị kích thích. Các nguyên nhân gây căng thẳng tâm lý có thể là trẻ sợ ba mẹ la rầu vì không ngoan, cãi nhau với anh chị hay bạn bè, trẻ bị ba mẹ la rầy thường xuyên. Điều này dẫn đến áp lực với răng, làm hai hàm răng nghiến chặt vào nhau khi ngủ.

Rối loạn tiêu hóa:Có thể vì trẻ ăn quá nhiều thức ăn trước khi ngủ nên dạ dày làm việc vất vả, dẫn đến nghiến răng khi ngủ.

Bí quyết “xử” đẹp tật nghiến răng của trẻ

Tùy theo mức độ nghiến răng của bé mà ba mẹ cần có biện pháp hợp lý để giúp con bỏ thói quen xấu này.

5946-nha-khoa-tre-em-drhung18.jpg

Một trong những biện pháp giúp con loại trừ tật nghiến răng là nên đưa bé đến bác sĩ nha khoa để được khám và điều trị.

Đưa bé đi khám bác sĩ nha khoa:Nếu ba mẹ phát hiện có những vết mòn trên bề mặt răng của trẻ, nên đưa con đi khám bệnh viện, cơ sở y tế có chuyên khoa răng hàm mặt. Bác sĩ sẽ kiểm tra, đánh giá về tình trạng khớp cắn, sự phát triển của răng hàm trên, dưới của trẻ. Tùy theo mức độ mà sử dụng các biện pháp để khắc phục tình trạng này như: mài những điểm cộm của răng, chỉnh các răng để khớp cắn ăn khớp với nhau. Hoặc làm máng nhai bằng nhựa mềm để trẻ mang trong miệng vào buổi tối nhằm tránh nghiến răng, ảnh hưởng đến răng.

Giải tỏa áp lực tâm lý của trẻ:Nếu trẻ nghiến răng do à do các vấn đề tâm lý, stress thì ba mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân để giúp trẻ trở nên thoải mái tâm trí cân bằng trạng thái tâm lý, tình cảm.

Tạo sự thoải mái cho trẻ trước khi ngủ: Ba mẹ nên cho trẻ đi ngủ đúng giờ, trước khi ngủ không nên vận động, chơi quá mạnh. Để trẻ dễ đi vào giấc ngủ và ngủ thật ngon, mẹ có thể đọc sách, kể chuyện cho bé nghe, chơi những trờ chơi vui vẻ hoặc tâm sự nhẹ nhàng với con.

Lưu ý về ăn uống : Nên cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, cân bằng các chất đường bột, đạm, vitamin và khoáng chất, rau xanh và trái cây. Trước khi ngủ, không nên cho trẻ ăn quá nhiều.

Những tác hại có thể gặp phải ở trẻ hay nghiến răng

Thông thường, nghiến răng ở trẻ chỉ thấy có triệu chứng cắn chặt răng lúc ngủ, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, đối với những trường hợp trẻ nghiến răng mạnh, quá mạnh, có thể gây ra những ảnh hưởng sau:

- Mòn răng, vỡ men bờ cắn mặt ngoài răng: Răng của trẻ có thể mòn ít hay nhiều tùy theo mức độ, thời gian nghiến răng. Hậu quả làm mặt tiếp xúc của răng trở nên phẳng dẹt, ảnh hưởng đến sự phát triển của răng.

3747-nghien-rang-3.jpg

Không điều trị kịp thời, tật nghiến răng có thể dẫn đến mòn răng, vỡ men răng ở trẻ.

- Ảnh hưởng đến ăn uống: Một số trường hợp men răng bị mòn nhiều, lộ phần lớp ngà bên trong gây nhạy cảm khi ăn thức ăn nóng, lạnh.

- Trẻ có thể bị nhức đầu âm ỉ vào buổi sáng sau khi thức dậy.

- Bị đau tai do co thắt mạnh cơ hàm.

- Cử động cơ và khớp thái dương hàm khó, phát ra tiếng kêu.

Yeutre.vn

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI