Giải pháp hay giúp trẻ nhỏ từ bỏ thói quen mút tay

Mút tay là một trong những thói quen bình thường ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu trẻ mút tay quá nhiều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé như các bệnh về đường hô hấp chẳng hạn. Đã đến lúc cha mẹ cần tìm cách để giúp bé từ bỏ thói quen này.

banner ads

Tại sao trẻ mút tay

Mút tay là phản xạ tự nhiên ở trẻ. Trẻ sẽ có cảm giác thoải mái khi đưa ngón tay vào mút, hoặc những lúc trẻ cảm thấy đói, buồn, mệt, trẻ cũng đưa ngón tay vào miệng.

15090-tre-hay-mut-tay.jpg

Tìm hiểu nguyên nhân con mút ngón tay để có phương pháp "trị" hiệu quả

Ngoài ra, một số trẻ mút tay vì thói quen này khá giống như khi đang được bú mẹ. Hoặc cũng có thể do trẻ đang mọc răng nên trẻ hay cho tay vào mút để giảm ngứa hoặc đau lợi.

Ảnh hưởng của việc mút tay lâu ngày

- Trẻ sẽ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là khi cha mẹ không vệ sinh sạch sẽ tay cho trẻ, theo đó, vi khuẩn sẽ tấn công vào cơ thể trẻ.

- Ảnh hưởng tới vòm miệng hoặc răng bị mọc lệch đối với những trẻ bắt đầu mọc răng vĩnh viễn nếu trẻ thường xuyên mút tay.

- Trẻ có nguy cơ mắc bệnh tâm lý hoặc rối loạn ngôn ngữ khi mút tay trong thời gian dài.

- Trẻ dễ bị suy dinh dưỡng vì khả năng ăn uống kém, thường xuyên bị nôn trớ.

Giải pháp khắc phục thói quen mút tay ở trẻ

- Nếu trẻ coi việc mút tay là hành động gây chú ý tới bạn thì tốt nhất, bạn hãy “lờ” nó đi. Điều này sẽ giúp bạn ngăn chặn việc mút tay của con một cách hiệu quả.

15091-tre-mut-tay.jpg

Việc giúp trẻ từ bỏ thói quen mút tay cần phải có sự kiên trì

- Với trẻ nhỏ, khi trẻ mút tay mẹ hãy đánh lạc hướng trẻ bằng cách cho trẻ chơi trò chơi bằng hai tay.

- Hãy nhắc nhở trẻ nếu thấy con thường xuyên mút tay và tỏ ra không hài lòng. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên phân tích cho con hiểu, hành động mút tay là thiếu thẩm mỹ, không đẹp mắt, thậm chí còn là nguyên nhân khiến con dễ bị bệnh.

- Động viên và khuyến khích khi con không mút tay bằng một món quà nhỏ hoặc chuyến đi chơi công viên chẳng hạn. Đây chính là động lực để giúp con “cai” mút tay nhanh và hiệu quả.

- Tìm hiểu kỹ nguyên nhân vì sao con mút tay. Mẹ có thể hỏi con về cảm giác khi con mút tay, vì sao con thích mút tay. Từ đó có thể giúp con từ bỏ thói quen này dễ dàng hơn.

- Nếu mẹ cảm thấy lo lắng việc trẻ mút tay ảnh hưởng tới răng miệng, mẹ hãy đưa trẻ tới nha sỹ để có biện pháp can thiệp kịp thời. Đồng thời, mẹ hãy nhờ nha sỹ nói chuyện với trẻ về những tác hại của việc mút ngón tay.

- Việc giúp trẻ từ bỏ việc mút ngón tay cần thời gian và kiên nhẫn. Mẹ đừng quá lo lắng mà gây áp lực cho con và cho chính mình.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI