Mách mẹ sau sinh cách trị tắc tia sữa nổi cục phòng ngừa áp - xe vú

Tắc tia sữa nổi cục là một trong những "ám ảnh" của các bà mẹ bỉm sữa. Tắc tia sữa không chỉ gây đau đớn mà còn khiến chị em dễ bị áp-xe vú và ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần.

banner ads

1. Vì sao mẹ dễ bị tắc tia sữa nổi cục?

tac tia sua
Tắc tia sữa là nỗi ám ảnh của nhiều mẹ

- Thể trạng mẹ yếu là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tắc tia sữa. Do sau khi sinh xong, cơ thể mất máu nhiều và nếu không được chăm sóc tốt mẹ sẽ bị hậu sản, máu huyết lưu thông kém và dẫn tới tắc tia sữa.

- Cho trẻ bú sai tư thế, ngậm sai khớp vú cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tắc tia sữa ở mẹ. Thực tế, với những ai lần đầu làm mẹ sẽ lóng ngóng và chưa quen với việc cho trẻ bú như thế nào mới đúng, do đó, dẫn tới việc trẻ ngậm sai khớp vú, sữa không thể chảy đều ra ngoài được và tắc bên trong ngực.

- Tinh thần người mẹ không thoải mái dẫn tới chức năng vận hóa kém.

- Không massage vú trước khi cho trẻ bú khiến sữa về không được lưu thông và chảy đều.

2. Hậu quả của tắc sữa nổi cục

- Hậu quả đầu tiên phải kể đến là em bé sữa không được bú mẹ thường xuyên, không bú đủ sữa, đói, khóc và có nguy cơ phải uống sữa ngoài, thiếu dinh dưỡng trong những tháng đầu đời.

- Nếu để tắc tia sữa lâu và không điều trị sớm sẽ dẫn tới viêm tuyến vú, áp-xe vú, lâu dần trở thành dai xơ hóa hay u xơ tuyến vú.

- Mẹ dần mất sữa vì sữa không được chảy thường xuyên.

3. Làm thế nào để hạn chế tình trạng tắc tia sữa?

tre bu me
Mẹ cho trẻ bú đúng cách sẽ phòng tắc tia sữa

Nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời không đơn giản chỉ là mong ước của mẹ mà mẹ cần phải có kiến thức nuôi con, trang bị đúng kiến thức thì sẽ hiểu rằng, bất kỳ người mẹ nào cũng đủ sữa cho con bú và tránh được tình trạng tắc tia sữa.

- Mẹ cần phải giữ gìn và vệ sinh đầu ti sạch sẽ để tránh viêm nhiễm đầu ti và gây bệnh cho em bé.

-  Trước khi cho trẻ bú, mẹ phải massage ngực 3 phút để làm ngực mềm, sữa dễ lưu thông và tránh được tắc tia sữa.

- Cho trẻ bú sữa mẹ đúng tư thế và khớp ngậm đúng. Mẹ không được đưa đầu vú vào miệng bé mà phải để bé tự tìm đầu vú, khi ngậm đúng, phần môi dưới sẽ trề ra và ngậm trọn núm vú. Như vậy bé mới bú mẹ đúng và mẹ không cảm thấy rát đầu ti.

- Cho trẻ bú hết một bên, sau đó chuyển sang bên còn lại. Nếu bên nào căng sữa hơn thì nên cho trẻ bú trước.

- Nếu trẻ bú không hết sữa mẹ, ngực mẹ vẫn chảy sữa, mẹ nên vắt sữa hoặc hút sữa bằng máy, để tủ lạnh dự trữ sữa cho bé.

4. Cách trị tắc sữa nổi cục

Với những mẹ bị tắc tia sữa thì việc đầu tiên cần làm là phải đánh tan cục tắc sữa để phòng sữa bị tắc lâu ngày, ứ đọng lại trong ngực gây áp-xe.

- Mẹ dùng nước nóng 70 độ C, nhúng khăn mềm vào và vắt khô, chườm mạnh lên vùng ngực bị tắc. Chườm theo chiều dọc để tia sữa được thông. Nếu không chườm nóng, mẹ có thể đứng dưới vòi hoa sen nóng để làm tan tia sữa bị tắc.

- Tiếp sau đó mẹ cần vắt bỏ sữa bằng tay, máy hút sữa hoặc một bên cho em bé bú, một bên vắt sữa để cục sữa nhanh tan. 

- Uống một số loại nước thông tia sữa như bồ công anh hoặc uống thuốc bắc vừa giúp mẹ thông tia sữa, vừa giúp tăng sức đề kháng.

- Trước khi cho trẻ bú cần áp dụng mục 3 (ở trên) để tránh tình trạng tắc tia sữa tái phát.

- Hãy luôn giữ tinh thần thoải mái để cơ thể khỏe mạnh và phòng ngừa được tình trạng tắc tia sữa.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI