Lý giải các hành động khóc, cười, nói mớ, chảy dãi ở trẻ khi ngủ

Những hành động ngộ nghĩnh như khóc, cười trong giấc ngủ hoặc nói mớ của trẻ đều mang đến những trải nghiệm tuyệt vời cho những ai lần đầu làm mẹ. Và chắc hẳn, các mẹ sẽ thắc mắc vì sao bé lại mở mắt, khóc, cười khi ngủ? Hãy tìm câu trả lời cho từng hành động của bé ngay sau đây nhé!

banner ads

1. Bé khóc, cười khi ngủ

Bé vừa ngủ vừa cười

Chuyện bé vừa ngủ vừa cười tủm tỉm hoặc cười thành tiếng hay khóc là chuyện không còn xa lạ với các bà mẹ bỉm sữa. Dân gian lý giải điều này là do bà Mụ đang dạy bé.

Theo quan niệm người Việt, mỗi em bé sinh ra đều có 12 bà Mụ đỡ đầu và dạy dỗ, trong đó có bà Mụ dạy bé cười, bé khóc, bé nhăn trán, bé giận dỗi... Tuy nhiên, theo lý giải của khoa học hiện đại, khi bé ngủ, bộ não của bé không ngưng hoàn toàn mà vẫn có những vùng làm việc, do đó bé có thể khóc hoặc cười khi ngủ vì có mối liên hệ với những cảm xúc trước đó. Điều này hoàn toàn không gây hại tới sức khỏe của bé, nhưng cũng có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ nếu bé khóc lớn mà mẹ chưa kịp dỗ dành.

Để tránh hiện tượng này, mẹ nên cho bé sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ, trước khi đi ngủ không nên tạo những cảm xúc thái quá như cười nhiều, khóc nhiều để bé ngủ sâu và ngon hơn.

2. Bé mở mắt khi ngủ

Nhiều mẹ cho rằng, chứng ngủ mở mắt của trẻ chỉ là phản ứng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, nếu bé thường xuyên ngủ mở mắt thì đây là dấu hiệu của bệnh lý về mắt. Theo các bác sĩ, mở mắt là một bệnh mà nguyên nhân do liệt dây thần kinh vận động nhắm mở mắt. Ngoài ra, nguyên nhân còn do cơ mặt trẻ bị tổn thương, mắt lồi, hở mi, rối loạn giấc ngủ... hoặc do di truyền.

Trong trường hợp mẹ thấy bé khi bắt đầu vào giấc ngủ, mắt thường nhắm hờ và tới khi ngủ say mắt nhắm chặt thì điều này là bình thường. Nhưng nếu bé đã chìm vào giấc ngủ từ lâu mà vẫn mở mắt, thường xuyên, liên tục nhiều lần thì mẹ cần đưa bé đi khám mắt để phòng bệnh từ sớm.

3. Bé thả bom “nguyên tử” khi ngủ

Bé có thể vừa ngủ vừa "thả bom" nhé

Thỉnh thoảng, mẹ thường nghe thấy những tiếng “nổ” lớn phát ra từ bé và không hề có mùi hôi. Lý giải về hành động thú vị này, các bác sĩ cho rằng, khi ngủ, cơ vòng hậu môn của bé thường giãn nở nhiều hơn khi thức nên dễ dàng thả “bom” hơn và tiếng nổ khá lớn. Bé có thể thả bom 1 - 2 lần khi ngủ mẹ nhé. Về mùi hôi, cũng theo các bác sĩ, khi ngủ khướu giác của con người hoạt động yếu hơn nên sẽ không ngửi thấy mùi gì từ “bom” của bé.

4. Bé nói mớ khi ngủ

Không chỉ người lớn, việc nói mớ cũng có thể diễn ra ở trẻ. Bé có thể nói những câu quen thuộc vào ban ngày như “mẹ ơi lấy cái này cho con hay con muốn ăn cái này”. Nhìn chung hầu hết các câu nói mớ đều liên quan đến những sự việc diễn ra ban ngày.

Lý giải cho điều này, các bác sĩ cho biết việc nói mớ đều diễn ra trong khoảng 30 giây và thường xảy ra ở 1 - 2 giờ đồng hồ đầu tiên khi bé bước vào giấc ngủ. Lúc này, cơ thể mới bước vào giai đoạn ngủ sâu, các cơ bắp vẫn kiểm soát, dây âm thanh vẫn còn hoạt động nên bé sẽ vô thức nói mơ khi ngủ gắn liền với những gì xảy ra trong giấc mơ.

5. Chảy nước miếng khi ngủ

Chảy nước miếng khi ngủ là bệnh nội khoa đáng chú ý nhé mẹ. Thường các mẹ sẽ nghĩ rằng trẻ nhỏ chảy nước miếng là bình thường, tuy nhiên nếu trẻ chảy thường xuyên, liên tục thì mẹ cần lưu tâm.

Theo các bác sĩ, chảy nước miếng thường do rối loạn ở các tuyến nước bọt và liên quan tới yếu tố thần kinh hoặc do vệ sinh răng miệng chưa tốt, ngủ sai tư thế và ngủ trong trạng thái căng thẳng. Để khắc phục tình trạng này, các mẹ nên vệ sinh răng miệng trẻ cho tốt, cho trẻ ngủ đúng tư thế. Nếu tình trạng chảy nước miếng không dừng thì mẹ cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI