Khi trẻ sơ sinh có cơ thêm những giây phút tận hưởng nguồn máu quý giá từ nhau thai nhờ vào việc giữ mối liên kết qua dây rốn, cơ hội sống khỏe mạnh của trẻ sẽ được gia tăng đáng kể.
1. Vì sao việc "trì hoãn" kẹp dây rốn ít phút sẽ đem lại lợi ích sức khỏe cho trẻ sơ sinh?
Kẹp dây rốn ít phút sẽ đem lại lợi ích sức khỏe cho thai nhi.
Theo cơ chế sinh lý của hoạt động sống, khi dây rốn chưa ngừng đập nghĩa là trẻ sơ sinh vẫn được nhận từ người mẹ một lưu lượng máu nhất định thông qua nhau thai. Như vậy, sau khoảng 2-3 phút sau khi lọt lòng, phổi trẻ có thể tự đảm nhận việc đưa oxy vào máu, đồng thời nhận được thêm khoảng 30% tế bào hồng cầu, tế bào gốc và lượng chất sắt nhờ vào việc gắn kết với mẹ qua dây rốn.
Chính vì những lợi ích vô cùng to lớn này đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh, nên nhiều chuyên gia sản khoa đã áp dụng phương pháp “trì hoãn” cắt dây rốn đối với trẻ vừa chào đời.
Vấn đề này hiện nay đều được phổ biến rộng rãi ở nhiều nước. Tuy nhiên, ở Việt Nam không phải bệnh viện phụ sản nào cũng áp dụng phương pháp chăm sóc này và xung quanh chuyện kẹp dây rốn vẫn còn tồn tại rất nhiều hiểu lầm.
2. Những hiểu lầm về chuyện kẹp rốn cho trẻ sơ sinh
Bé được đặt trên bụng mẹ, khả năng nhận máu truyền từ nhau thai rất thấp
Thực tế, dù ở vị trí nào, trẻ sơ sinh vẫn nhận được lưu lượng máu được truyền từ mẹ. Có khác chăng thời gian để nhận được lượng máu này sẽ nhanh hơn hoặc chậm hơn. Cụ thể, nếu trẻ sơ sinh được đặt ngay dưới nhau thai, chỉ trong 3 phút, trẻ sẽ nhận được nguồn máu từ nhau thai. Ngược lại, ở vị trí trên bụng mẹ, cần mất đến 5 phút trẻ mới có thể nhận được lượng máu cần thiết.
Máu trẻ sơ sinh nhận được từ nhau thai sau khi vừa chào đời là máu thừa của mẹ
Chính lưu lượng máu nhận được từ nhau thai ngay sau khi sinh là nguồn sống của trẻ trước khi thích nghi với môi trường bên ngoài.
Lượng máu lưu thông trong nhau thai là cách để duy trì sự sống của bé cho đến khi phổi kịp thích nghi với hoạt động thở một cách độc lập. Nói cách khác, chính lưu lượng máu nhận được từ nhau thai ngay sau khi sinh là nguồn sống của trẻ trước khi thích nghi với môi trường bên ngoài. Chính vì vậy, không thể có khả năng máu trẻ nhận được là máu thừa bởi sau khi trẻ được cắt khỏi dây rốn, máu sẽ về lại cơ thể mẹ.
Vàng da là do cắt dây rốn chậm
Nhiều bố mẹ không muốn con được cắt dây rốn chậm vì sợ nguy cơ vàng da, một trong những hội chứng phổ biến của trẻ sơ sinh do tăng lượng bilirubin trong máu. Vàng da có hai trường hợp: vàng da sinh lý và bệnh lý . Vàng da bệnh lý có thể dẫn đến vàng da nhân gây tổn thương não nghiêm trọng hoặc khiến trẻ bị mất thính lực. Vàng da sinh lý chỉ cần chiếu đèn hoặc tắm nắng, cho bú nhiều sẽ tự khỏi sau vài ngày. Mặc dầu vậy, theo các nghiên cứu các trẻ được kẹp dây rốn chậm lại có thời gian điều trị vàng da rút ngắn hơn trẻ được kẹp dây rốn sớm.
Nguy cơ chảy máu sau sinh ở sản phụ là do kẹp dây rốn chậm
Đây vẫn luôn là quan niệm của nhiều sản phụ. Trên thực tế, không có bất kỳ nghiên cứu nào chứng minh được mối liên quan giữa triệu chứng chảy máu sau sinh và cắt dây rốn chậm. Nguyên nhân dẫn đến chảy máu sau sinh gắn liền với các trường hợp bị sót nhau, có những tổn thương ở cổ tử cung, âm hộ, âm đạo…
Trẻ sinh đủ tháng không cần hưởng nguồn lợi máu từ nhau thai như trẻ sinh thiếu tháng
Trẻ sinh đủ tháng vẫn cần nhận được nguồn máu hỗ trợ từ nhau thai sau khi chào đời như những trẻ sinh thiếu tháng.
Nguy cơ chảy máu não và tổn thương ruột ở trẻ sinh non sẽ giảm hơn nếu được cắt dây rốn chậm hơn vài phút nhờ vào nguồn máu được hưởng từ nhau thai. Điều này cũng xảy ra tương tự đối với trẻ sinh đủ tháng. Nó sẽ mang đến cho bé nhiều điều kiện sống thuận lợi hơn để thích nghi với môi trường bên ngoài và hoàn thiện dần khả năng hô hấp độc lập bằng phổi.
Cần cắt dây rốn ngay tức thì để hỗ trợ hô hấp cho trẻ sơ sinh
Thông thường, sau khi lọt lòng khoảng 10 giây, trẻ sơ sinh sẽ phải dùng phổi để thở. Một số bé có thể sẽ gặp trở ngại khi thực hiện nhịp thở đầu tiên của mình. Theo thống kê, có khoảng 10% trẻ sơ sinh cần đến sự hỗ trợ hô hấp và khoảng 1% trẻ sơ sinh cần hồi sức tim phổi. Nếu được hỗ trợ nguồn oxy từ mẹ thông qua nhau thai trẻ sơ sinh sẽ bắt đầu hoạt động hô hấp độc lập tốt hơn. Chính vì vậy, trong trường hợp này việc cắt dây rốn chậm hơn sẽ mang đến nhiều ý nghĩa sinh tồn cho trẻ.
Yeutre.vn (Tổng hợp)
Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm: