Cách hay giúp mẹ ngăn chặn lồi rốn ở trẻ sơ sinh

Rốn lồi tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bé nhưng nó lại làm mất thẩm mỹ và khiến trẻ mất tự tin khi đến tuổi trưởng thành. Bởi vậy, nếu đã chăm chút cho bé đến “từng li từng tí” bạn cũng đừng nên bỏ qua việc giúp bé tránh bị lồi rốn nhé!

banner ads

Tại sao bé lại bị lồi rốn?

Một số trẻ sơ sinh khóc dữ dội khiến rốn lồi lên trên thành bụng.

Trẻ sơ sinh thường hay vặn mình, uốn mình, khóc ưỡn người hoặc rặn mạnh những lúc đi đi ngoài. Đây là những biểu hiện bình thường và chúng sẽ mất dần trong những tháng tiếp theo.

Tuy nhiên, ở một số trẻ, sự lặp lại liên tục những biểu hiện này sẽ khiến rốn bé mỗi lúc lại lồi cao hơn. Điều này là do thành bụng tại khu vực quanh rốn của trẻ vẫn còn mỏng. Khi trong thành bụng có một áp lực đủ mạnh nó sẽ đẩy ruột đến chân rốn và làm cho chân rốn căng phồng lên cao. Cứ tiếp tục như vậy trong một thời gian, chân rốn sẽ không trở lại với hình dạng lúc ban đầu và sẽ luôn hình hài như vậy cho đến khi đứa trẻ lớn khôn. Đây chính là dấu tích lồi rốn có từ thuở sơ sinh ở một số người.

Mặc dầu không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé nhưng đặc điểm này sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Mặc dầu không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé nhưng đặc điểm này sẽ khiến phần bụng của đứa trẻ mất vẻ thẩm mỹ và trở nên tự ti.

Mẹ giúp bé ngăn chặn lồi rốn bằng cách nào?

Khi thấy chân rốn của bé có hiện tượng căng phồng và đẩy rốn nhô lên cao mỗi lúc vặn mình, uốn người, khóc dữ dội hay rặn đi ngoài, mẹ hãy:

- Dùng một đồng xu hoặc một thẻ nhựa hình tròn với đường kính tương đương đem gói trong một miếng gạc vô trùng và đặt lên rốn của bé. Sau đó, dùng băng quấn rốn loại thun mỏng một lớp quấn quanh bụng bé.

- Hãy để mắt theo dõi xem đồng xu ấy có rơi ra hay không khi bé lặp lại những biểu hiện trên. Lưu ý, đồng xu không thể cố định mãi ở một vị trí mà có thể rơi ra bất cứ lúc nào. Vì thế bạn cần phải để mắt luôn luôn.

Dỗ trẻ nín mỗi khi khóc thét dữ dội sẽ giúp rốn không có cơ hội để lồi lên trên.

- Những lúc thấy bé có biểu hiện gào khóc dữ dội, hãy bế bé lên và dỗ dành để bé có được cảm giác chở che và nín dần.

- Nếu trẻ thường rặn nhiều mỗi lúc đi tiêu, bạn hãy chú ý thay đổi chế độ dinh dưỡng nhiều chất xơ cho bé. Khi bé có hiện tượng đi ngoài cách khoảng 3-4 ngày, bạn hãy cho bé dùng đu đủ hoặc súp khoai lang để giúp bé đi tiêu dễ dàng hơn. Tránh được cơn rặn mạnh sẽ hạn chế rốn lồi lên cao.

- Thông thường, hiện tượng rốn lồi sẽ tự nhỏ lại và trở về bình thường. Nhưng nếu như rốn bé vẫn căng phồng to lên và có dấu hiệu mỗi lúc một to hơn, bạn hãy đưa bé đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI