Kiến thức mang thai - 5 điều lưu ý cho những phụ nữ lần đầu làm mẹ

Kiến thức mang thai là hành trang mà các mẹ bầu cần phải tự trang bị để chăm sóc sức khỏe cho mình, cũng như cho thai nhi. Từ lúc mang thai cho đến lúc sinh con là khoảng thời gian vô cùng quan trọng, đặc biệt là với những phụ nữ mang thai lần đầu. Bài viết dưới đây mang đến cho các chị em 5 điều lưu ý cần thiết. Điều này sẽ giúp chị em bớt lo lắng, chuẩn bị tốt hơn những điều cần làm và tuân thủ, khi bắt đầu một hành trình đầy cam go nhưng cũng rất tuyệt vời, đầy thiêng liêng này. 

banner ads
mang thai lần đầu
Bà bầu mang thai lần đầu nên trang bị những kiến thức cần thiết - Ảnh Internet

1. Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu là kiến thức mang thai quan trọng

Trong lần mang thai đầu, việc trang bị kiến thức về chế độ dinh dưỡng là cực kỳ quan trọng đối với tất cả các mẹ. Bởi bất kỳ món ăn hay thức uống nào khi đưa vào cơ thể đều có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của thai nhi.

Mẹ bầu nên chú ý bổ sung những món bổ dưỡng đầy đủ 4 nhóm bột đường, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất trong suốt thai kỳ. Mẹ cũng nhớ bổ sung đủ nước và tránh những thực phẩm có hại cho sức khỏe của mình nhé. Bên cạnh đó, việc bổ sung axit folic, sắt, canxi, magie b6 cũng là điều vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Chế độ dinh dưỡng là kiến thức mang thai quan trọng
Bà bầu nên bổ sung những kiến thức về chế độ dinh dưỡng khi mang thai - Ảnh Internet

2. Chuẩn bị kiến thức đề phòng và xử lý những biến chứng trong thai kỳ

Chuẩn bị trước những kiến thức cơ bản giúp mẹ bầu mang thai lần đầu biết cách đề phòng cũng như kịp ứng phó với những biến chứng không mong đợi khi mang thai.

Tiểu đường thai kỳ:  Khoảng 3 - 8% phụ nữ mang thai có mức đường huyết cao quá mức quy định vào tuần 24 - 28 thai kỳ. Bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ tự động hết khi kết thúc quá trình mang thai. Để phòng ngừa tình trạng này, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý chế độ dinh dưỡng, tránh những món ngọt hoặc quá nhiều đường. 

Tiền sản giật:  Có 10% bà bầu bị ảnh hưởng bởi tiền sản giật trong thai kỳ của mình. Những thai phụ có tiền sử cao huyết áp sẽ mang nguy cơ bị tiền sản giật khá cao. Do đó các mẹ nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng để cân bằng huyết áp, góp phần hạn chế nguy cơ tiền sàn giật.

Chuẩn bị kiến thức mang thai giúp đề phòng biến chứng thai kỳ
Chuẩn bị kiến thức mang thai giúp đề phòng và xử lý những biến chứng trong thai kỳ - Ảnh internet

Nhau thai bám thấp: Chỉ có 5% thai phụ gặp phải tình trạng này. Khi đó, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm và xác định có nên sinh mổ để tránh trường hợp ra máu quá nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và con.

Thiếu ối:  Có 4% mẹ bầu gặp phải tình trạng thiếu ối tại các thời điểm khác nhau trong thai kỳ. Mẹ bầu thiếu ối cần được theo dõi cẩn thận để đảm bảo em bé vẫn có thể phát triển một cách bình thường. Bên cạnh đó, việc bổ sung những loại thực phẩm có tác dụng bổ sung nước ối cũng là điều mà các mẹ nên làm để cân bằng lượng nước ối cho thai nhi.

3. Chế độ luyện tập khi mang thai cũng là kiến thức bà bầu cần tìm hiểu

chế độ vận động là kiến thức mang thai cho bà bầu
Tập thể dục đều đặn là kiến thức mang thai cơ bản cho bà bầu - Ảnh Internet

Tập thể dục đều đặn là kiến thức mang thai cơ bản giúp mẹ duy trì cân nặng và ổn định sức khỏe. Mẹ bầu nên lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình. Điều này có thể giúp cho các mẹ giảm bớt khó chịu và đau đớn khi sinh.

Trước khi tập, mẹ phải khởi động nhẹ nhàng và không nên tập kéo dài quá 15 phút. Thường xuyên đi độ khoảng 10 phút mỗi ngày, kết hợp với việc tập luyện những động tác Yoga đơn giản sẽ giúp ích rất nhiều cho việc giảm stress và cải thiện tình trạng sức khỏe cho các mẹ đấy!

4. Kiến thức cần biết về việc quan hệ vợ chồng khi mang thai

Khác với suy nghĩ của cặp vợ chồng, quan hệ khi mang thai vẫn rất an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé, thậm chí nhiều mẹ có thể quan hệ cho tới ngày cuối cùng trước khi “vượt cạn”. Lúc này, hệ thống thần kinh của em bé vẫn chưa đủ nhạy cảm để nhận thấy bất cứ điều gì nên vợ chồng vẫn có thể tự nhiên, không cần phải lo lắng quá nhiều.

quan hệ vợ chồng như thế nào là kiến thức mang thai cần biết
Quan hệ khi mang thai vẫn rất an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé - Ảnh Internet

Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu khi vợ mang bầu, vợ chồng nên tránh quan hệ vì thai nhi chưa ổn định. Cũng như, sau đó vợ chồng rất cần lưu ý tư thế “yêu”, tránh những tư thế tạo áp lực lên bụng bầu. Một số trường hợp kiêng cữ theo yêu cầu của bác sĩ, thì mẹ bầu cũng cần tuân thủ theo.

5. Khám thai định kỳ là cần thiết và không được bỏ qua

Thực vậy, kiến thức mang thai cho phụ nữ dù được chuẩn bị đầy đủ thế nào, kỹ lưỡng ra sao, các mẹ cũng phải tuân thủ những lần khám thai cần thiết.  Đây được xem là phần rất quan trọng và cần thiết, trong quá trình mang thai đối với mọi mẹ bầu, đặc biệt là những mẹ mang thai lần thứ nhất. Các bác sĩ sản khoa khuyên mẹ bầu nên khám thai khoảng 15 lần trong thai kỳ, để theo dõi tình trạng tăng trưởng của thai nhi, đảm bảo thai nhi phát triển ổn định nhất.

Khám thai là kiến thức mang thai cần thiết
Khám thai là kiến thức mang thai cần thiết không thể bỏ qua - Ảnh Internet

Kiến thức mang thai là một trong những điều mà các chị em phải bổ sung ngay từ khi bắt đầu kế hoạch có con, cho đến khi đã sẵn sàng làm mẹ. Để sinh ra những đứa con khỏe mạnh, thông minh, các chị em nên kịp thời bổ sung những kiến thức cần thiết cho bản thân mình. Vớ 5 lưu ý tóm lược ở trên, Yeutre.vn hy vọng đã mang đến cho chị em cái nhìn tổng quát về những việc cần làm và cần lưu ý, để mẹ và bé có được một thai kỳ thật khỏe mạnh!

Ánh Ngọc tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI