Kiểm tra sức khỏe định kỳ ở đâu?
Bạn có thể nhờ bác sĩ gia đình để bé được theo dõi sức khỏe xuyên suốt theo từng giai đoạn.
Bạn có thể nhờ bác sĩ gia đình để bé được theo dõi sức khỏe xuyên suốt theo từng giai đoạn. Điều này sẽ mang lại lợi ích rất lớn vì bác sĩ luôn biết rõ tình trạng bệnh lý của bé.
Nếu không có bác sĩ cho riêng gia đình mình, bạn có thể đến các trung tâm y tế để bàn bạc với những bác sĩ có chuyên môn. Tuyệt đối, không nên tự ý trở thành “bác sĩ tại gia” cho chính con mình vì nó sẽ mang đến những tai họa thực sự.
Lịch kiểm tra sức khỏe cho bé
Khi bé đã được theo dõi sức khỏe trên bệnh viện, tốt nhất bạn hãy lên lịch khám vào những ngày cố định để có thể gặp được bác sĩ, người vẫn luôn nắm rõ bệnh trạng của bé.
Hãy đặt ra cho mình những câu hỏi và ghi nhớ chúng lại trên mảnh giấy hoặc trong sổ tay để có thể sẵn sàng hỏi bác sĩ nhưng thông tin về bé. Việc này sẽ giúp bác sĩ có thêm nhiều thông tin hơn về bệnh lý của bé, đồng thời cũng giảm nhẹ gánh nặng công việc cho họ.
Nhu cầu được bác sĩ tư vấn
Nếu bạn quên hỏi bác sĩ một vài thắc mắc, hãy tìm cách để liên lạc từ số điện thoại phòng mạch đế biết lịch làm việc. Đừng ngại câu hỏi của bạn trở nên ngớ ngần hoặc buồn cười. Chúng hoàn toàn không thừa khi liên quan đến sức khỏe của con và tâm trạng của bạn.
Khám sức khỏe định kỳ cho các bé từ 0 đến 12 tháng tuổi?
Những mối quan tâm chung:
Cân nặng, chiều cao và số đo của bé; nhịp thở và nhịp tim đập; thị giác và thính giác; kích thước hay vòng đo của đầu là những mối quan tâm chung nhất về sức khỏe của trẻ nhỏ.
Tuy nhiên, ở mỗi tháng tuổi trẻ sẽ có những thay đổi nhất định và bạn cần chuyển sự quan tâm theo một hướng khác:
Với trẻ 1 tháng tuổi:
Khám sức khỏe cho bé 1 tháng tuổi.
Bạn cần tập trung hỏi về: tình trạng rốn, bộ phận sinh dục, giấc ngủ, tư thế ngủ, sức bú, màu phân, lượng tóc rụng (nếu có), các vết bớt (nếu có), các vết phát ban.
1 tháng tuổi cũng là lúc bé cần được chích nhắc mũi 2 ngừa viêm gan B nên mẹ nhớ cho bé đi tiêm phòng đúng lịch.
Nếu bé hay khóc đêm, có thể mẹ phải bổ sung vitamin D cho bé từ 17- 32 giọt trong một ngày và thường xuyên tắm nắng cho trẻ.
Với trẻ 2 tháng tuổi:
Bạn cần tập trung hỏi về: chứng nôn trớ, nấc cụt, lát sữa, vảy cứt trâu, triệu chứng đau bụng sơ sinh…
Bên cạnh những vấn đề sức khỏe, bạn cần đặt thêm câu hỏi về mức độ phát triển của bé, chẳng hạn như các khả năng: giữ được đầu, kiểm soát vận động vùng cổ, chống tay, đạp chân, bắt chước biểu cảm người khác, ngoái nhìn theo đồ vật, mỉm cười…
Đây là tháng chích nhắc lần 3 mũi ngừa viêm gan B và chích ngừa lần 1 đối với các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt. Ngoài ra, bạn có thể cho bé chích thêm mũi ngừa viêm màng não mũ và viêm phổi mũi 1.
Với trẻ 4 tháng tuổi:
Tháng tuổi này bé sẽ chích mũi nhắc lại lần 2 để ngừa bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt; viêm màng não mủ và viêm phổi cũng được chích nhắc lại lần 2.
Bạn cần đặt thêm câu hỏi về mức độ phát triển của bé qua các khả năng: lật người, lẫy người, với tay, nắm đồ chơi, đạp chân, đá chân cao, phát ra âm thanh từ miệng, hướng đến nơi phát ra âm thanh.
Với trẻ 6 tháng tuổi:
Khám sức khỏe cho bé 6 tháng tuổi thường chú ý đến vấn đề mọc răng.
Bạn cần tập trung hỏi về tình trạng: mọc răng, hệ tiêu hóa (để bắt đầu ăn dặm), sức đề kháng (bé dễ bị cảm cúm và tiêu chảy).
Bạn cần đặt thêm câu hỏi về mức độ phát triển của bé: kỹ năng vận động tinh và kỹ năng vận động thô; khả năng lật; khả năng ngồi vững; khả năng phát ra tiếng “bi bô” đầu tiên; gặm nhắm đồ vật, mò tìm đồ vật…
Chích nhắc lần 3 bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt; viêm màng não mủ và viêm phổi. Nếu đến mùa cúm hãy cho bé chích ngừa cúm.
Với trẻ 9 tháng tuổi:
Bạn cần tập trung hỏi về: triệu chứng và cách điều trị bệnh bạch hầu thanh quản, viêm tai giữa; cách xử lý cảm lạnh và tiêu chảy nhẹ và các kỹ năng vận động cùng kỹ năng ngôn ngữ của bé.
Bạn cần đặt thêm câu hỏi về mức độ phát triển của bé thông qua các kỹ năng: bò, nói, hiểu được lời nói, ra chỉ thị yêu cầu, tự chơi đồ chơi, giao tiếp với người khác và các kỹ năng vận động tinh, vận động thô.
Chích ngừa các mũi miễn dịch tổng thể còn thiếu và mũi 1 ngừa bệnh sởi.
Với trẻ 12 tháng tuổi:
Khám sức khỏe cho bé 12 tháng tuổi.
Một số loại vắc-xin có thể cho bé chích ngừa: chủng ngừa viêm gan B mũi 4, viêm não Nhật Bản mũi 1, mũi 2; ngừa thủy đậu (varicella), ngừa sốt bại liệt (nếu bé chưa chích mũi thứ 3), vắc-xin kết hợp ngừa đa bệnh MMR (ngừa bệnh sởi, quai bị và sốt phát ban rubella).
Bạn cần tập trung hỏi về: cách điều trị cảm lạnh, ho, sơ cứu những vết thương nhỏ do té ngã, trầy xướt; số răng mọc;
Bạn cần đặt thêm câu hỏi về mức độ phát triển của bé thông qua các kỹ năng: lôi kéo sự chú ý về phía mình, dùng lời nói biểu đạt ý muốn, kỹ năng xã hội (tiếp xúc người lạ), bắt chước, kỹ năng vận động tinh và thô.
Để ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt, nên cho bé xét nghiệm máu để xác định nồng độ sắt.
Nếu cần thiết, có thể làm xét nghiệm tầm soát nguy cơ nhiễm chì trong máu.
Hai nhóm kỹ năng vận động:
Kỹ năng vận động thô (gross motor skills): Là sự phát triển và phối hợp của các nhóm cơ lớn của cơ thể trẻ, bao gồm khả năng lăn, bò trườn, xoay cơ thể, đi, chạy, đá chân, ném, vung tay, kéo, đẩy, leo trèo… Trẻ phát triển kỹ năng vận động thô trước kỹ năng vận động tinh.
Kỹ năng vận động tinh (fine motor skills): Là khả năng điều khiển bàn tay và các ngón tay như cầm nắm đồ chơi, xoay, vặn, siết… Kỹ năng vận động tinh là cơ sở để trẻ phát triển khả năng nghệ thuật của đôi tay sau này.
Yeutre.vn (Tổng hợp)