Hội chứng ống cổ tay khi mang thai và cách làm giảm sự đau đớn, khó chịu

Có đến 60% bà bầu mắc chứng ống cổ tay với những cơn đau nhức cổ tay rất khó chịu, chúng thường xuất hiện vào 3 tháng cuối thai kỳ.

banner ads

Hội chứng ống cổ tay khi mang thai là gì?

Hội chứng ống cổ tay hay còn biết đến như chứng đau cổ tay trong thai kỳ thường xuất hiện vào ba tháng cuối thai kỳ.

49173-7.jpg

Khá nhiều mẹ bầu mắc hội chứng đau ống cổ tay.

Nguyên nhân gây nên bệnh này là do sự tiết dịch quanh các dây thần kinh ở cổ tay tăng nhanh và khiến ngón tay cũng như bàn tay bị ngứa, tê hay đau khi mẹ mang thai.

Những dấu hiệu thường gặp của hội chứng ống cổ tay

Các triệu chứng thông thường của hội chứng ống cổ tay là mẹ bầu sẽ cảm thấy ngứa, tê hay đau âm ỉ ở đầu các ngón tay, cổ tay hoặc cả bàn tay. Những khó chịu này có thể nặng nề hơn khi về đêm các mẹ nhé.

Trong một số trường hợp nghiêm trọng khác, các cơ ngứa hay đau có thể lan rộng ra đến cả vùng bắp tay và cẳng tay. Nghiêm trọng hơn nữa, tay mẹ bầu có thể trở nên yếu ớt, không có sức và cảm thấy khó khăn khi sử dụng sức ở tay.

Hội chứng này ảnh hưởng lên cả hai tay và có thể xuất hiện bất thình lình bất cứ lúc nào trong thai kỳ của mẹ bầu, kể từ tháng thứ tư của thai kỳ trở đi. Thế nhưng chúng sẽ thuyên giảm và biến mất ngay khi mẹ bầu kết thúc thai kỳ. Nguyên nhân được cho là vì lúc này hormone trong cơ thể mẹ bầu đã quay trở lại như bình thường.

49171-71.jpg

Mẹ bị đau ống cổ tay nên chú ý khi làm việc với máy tính.

Làm gì khi bị bà bầu bị đau cổ tay do hội chứng ống cổ tay?

Để đối phó với chứng đau ống cổ tay mẹ bầu có thể làm những việc dưới đây để giảm các tác động của chúng.

- Mẹ nên thay đổi một số thói quen có thể khiến cho tình trạng bệnh tật trở nên nghiêm trọng hơn. Một số hoạt động có thể khiến tay mẹ bầu cảm thấy đau ngứa nhiều hơn như: sử dụng nhiều máy tính, lúc này mẹ nên điều chỉnh ghế cao hơn để tránh cho tay phải hướng mỗi khi gõ bàn phím. Mẹ cũng nên sử dụng bàn phím thoải mái cho tay. Trong thời gian làm việc mẹ cũng nên dành thời gian nghỉ ngơi và tập vài động tác tay để đôi tay được thư giãn.

- Một tư thế ngủ thích hợp cũng giúp mẹ bầu giảm được các phiền phức do cơn đau ở tay vào lúc nửa đêm. Mẹ nên cố định tay ở một vị trí trung lập với một thanh nẹp tay.

Ngoài ra mẹ cũng tránh nằm đè lên tay và nên tránh thường xuyên thay đổi tư thế khi ngủ khiến động đến tay. Mẹ có thể kê tay lên gối để cảm thấy dễ chịu hơn nhé.

- Các bài tập thế dục như yoga giúp tăng sức mạnh cho đôi tay và hạn chế những khó chịu do hội chứng ống cổ tay mang lại, mẹ bầu đừng bỏ qua chúng.

Trường hợp mẹ bầu nên gọi cho bác sĩ

49172-72.jpg

Nếu quá đau mẹ nên gặp bác sĩ.

Nếu cơn đau quá trầm trọng và khiến mẹ bầu không thể ngủ nghỉ cũng như sinh hoạt bình thường được thì hãy đến bác sĩ.

Mẹ cũng có thể dùng thanh nẹp hay dây đeo cổ để cố định tay nếu thấy cần và tuyệt đối không nên uống thuốc giảm đau tùy tiện nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Nếu quá nghiêm trọng, có thể mẹ bầu sẽ cần một cuộc phẫu thuật nhỏ để giảm áp lực lên các dây thần kinh và hạn chế cảm giác tồi tệ mà hội chứng ống cổ tay mang lại cho mẹ bầu đấy.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI