Điều này sai, các bố hoàn toàn có thể chia sẻ trách nhiệm mang thai cùng vợ bằng những công việc cụ thể, nhất là trong 3 tháng đầu đầy gian nan, vất vả.
Ở tháng đầu tiên
Sự thay đổi của người mẹ:Sau khi nhận kết quả từ bác sĩ chắc hẳn cô ấy sẽ trải qua nhiều cảm xúc khó tả, vui có, lo lắng có. Nhưng trên hết cả là sự thay đổi về thể trạng của cô ấy.
Ở tháng đầu tiên các bố nên vợ đi khám thai
Nhiều phụ nữ đã bắt đầu bị ốm nghén ngay từ tháng đầu tiên như khó chịu với một số mùi thức ăn nhất định, ợ nóng. Bên cạnh đó, mệt mỏi, uể oải là những thứ mà cô ấy phải đối diện. Đặc biệt thời điểm này ngực cô ấy bắt đầu có những thay đổi trở nên nhạy cảm hơn, nguyên nhân là do máu lưu thông đến khu vực này tăng lên.
Sự phát triển của thai nhi: Sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng sẽ tạo ra một khối gồm 100 tế bào hay còn gọi là phôi thai nằm ở tử cung. Sau đó phôi thai này sẽ bám vào niêm mạc tử cung, các tế bào bên ngoài vươn ra thành những rễ bám vào tử cung, lấy dinh dưỡng từ mẹ để nuôi dưỡng bào thai. Còn những tế bào bên trong phân chia ra thành hai lớp, tiếp đến là ba lớp. Mỗi lớp này hình thành nên những bộ phận khác nhau của em bé.
Cách bố nên làm gì: Nhắc cô ấy bổ sung thêm acid folic, vitamin C giảm dần carbohydrate hấp thu vào cơ thể. Bên cạnh đó, giúp cô ấy làm việc nặng, làm việc nhà, mua đồ ăn vặt cho cô ấy, đưa vợ đi khám thai… đây là những việc có ý nghĩa cho cả bạn và cô ấy.
Ở tháng thứ hai
Sự thay đổi của người mẹ: Ở giai đoạn này vợ bạn sẽ phải đối diện với chứng táo bón và mệt mỏi trong thai kỳ. Nguyên nhân do hệ tiêu hóa hoạt động chậm lại, các cơ mềm có xu hướng yếu đi, sức nặng của bào thai tạo áp lực lên thành ruột. Ngoài ra một số thai phụ bị ốm nghén và đau đầu.
Tăng rau xanh và trái cây
Sự phát triển của thai nhi: Đây là giai đoạn quan trọng cho sự phát triển của bào thai. Lúc này bào thai bắt đầu hình thành não và tủy sống. Những tế bào ở lớp bên ngoài cùng hình thành ống rỗng – hay còn gọi là ống thần kinh. Và trái tim của bé sẽ xuất hiện trong khoảng tuần thứ 8 của thai kỳ. Thai nhi cũng bắt đầu xuất hiện những mạch máu riêng, một số khác nối với mạch máu người mẹ sau đó phát triển thành dây rốn.
Các bố nên làm gì: Giúp cô ấy nấu những món ăn giàu dưỡng chất, tăng rau xanh và chất xơ, nhắc nhở cô ấy uống thật nhiều nước và ăn nhiều trái cây. Bên cạnh đó bạn có thể giúp giảm vợ ốm nghén bằng những mẹo hay, massage cho cô ấy, pha cho vợ một tách trà thư giãn và đừng quên tháp tùng vợ đi khám thai.
Ở tháng thứ 3
Sự thay đổi của người mẹ: Đây là tháng cuối cùng trong tam cá nguyệt đầu tiên. Ở tháng này vợ bạn vẫn phải đối diện với chứng ốm nghén trong thai kỳ. Ngoài ra do thay đổi về hormone nên cô ấy sẽ cảm thấy bị kiệt sức nên cần nhiều năng lượng và thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. Ở tháng thứ ba tần suất đi tiểu của cô ấy cũng tăng lên.
Sự phát triển của bào thai ba tháng tuổi
Sự phát triển của bào thai: Lúc này phôi thai đã phát triển thành bào thai. Em bé bắt đầu hình thành khuôn mặt và mắt, thận cũng đã xuất hiện. Những móng tay, móng chân mềm cũng đã có ở đầu các ngón. Ngoài ra ở tháng thứ 3, thai nhi cũng đã bắt đầu xuất hiện 20 chồi răng ở nướu, cơ quan sinh sản bắt đầu hình thành tuy nhiên chưa phân biệt được rõ ràng về giới tính. Vào cuối tháng thứ ba kích thước bào thai đạt 12cm, em bé có thể cau mặt, đá, ngáp và giơ nắm đấm.
Bố nên làm gì: Khuyến khích cô ấy ăn nhiều hơn bằng cách chia nhỏ bữa ăn để tránh bị ốm nghén. Cho cô ấy có nhiều thời gian để nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc. Giúp cô ấy làm việc nhà, mang vác đồ nặng để giảm bớt áp lực cho cô ấy. Đưa cô ấy đi khám thai và tìm hiểu thêm về kiến thức tiền sản, cùng cô ấy đến các lớp học tiền sản.
Yeutre.vn