Giải mã hiện tượng teen ghét đi xe buýt

Rất nhiều teen lựa chọn xe buýt là phương tiện đến trường nhưng không phải lúc nào “người bạn đồng hành” ấy cũng làm bạn hài lòng.

banner ads

Vì sao xe buýt bị… ghét?

Mỏi chân vì chờ đợi tuyến buýt 29 đã gần một tiếng, cậu bạn Hoàng Minh Tùng (học sinh lớp 11, trường THPT Nhân Chính, Hà Nội) than thở: “Tớ định hôm nay thi xong sẽ về qua nhà đánh chén một bữa cơm mẹ nấu, sau đó mới đến lớp học thêm. Vậy mà, đợi xe buýt lâu quá không kịp về nhà nữa”.

1513-hoc-sinh-thanh-pho-va-noi-kho-mang-ten-xe-buyt-1.jpg

Teen Ams thường xuyên bị xe buýt bỏ bến hoặc không dừng đúng điểm.

Nhà của Minh Tùng ở đường Trường Chinh. Hàng ngày tan trường, cậu bạn đều bắt tuyến buýt 29 về nhà. Nhưng để bắt được tuyến xe này thường phải chờ rất lâu. Nếu muốn đi nhanh hơn, chỉ còn cách đi bộ, hoặc đi nhờ bạn ra đường Nguyễn Trãi để tiện bắt nhiều xe.

banner ads

“Chưa kể, tại điểm đỗ xe đó, không có nhà chờ, nên hôm nào trời mưa gió chúng tớ rất khổ vì chẳng biết trú tạm vào đâu. Mỗi người một cái ô đứng dầm mưa chờ xe buýt”.

1514-hoc-sinh-thanh-pho-va-noi-kho-mang-ten-xe-buyt-2.jpg

Hoàng Minh Tùng (học sinh THPT Nhân Chính)

Khác với Minh Tùng, Phương Lan (lớp 10 Ams) lại bày tỏ: “Tớ ghét tuyến buýt ở gần trường lắm. Chẳng lúc nào chúng tớ được các bác tài xế dừng ở đúng điểm chờ. Khi đi qua điểm trường, chúng mình cứ phải nói to: “Cho cháu xuống với!”, thì bác ấy mới mở cửa. Thế là lại phải đi bộ ngược lại mấy trăm mét”.

Trước cổng trường Ams có tới tận 2 điểm dừng xe buýt để cho các bạn ấy tiện đi học. Nhưng kỳ thực, dân trường Ams lại “khốn khổ” vì thường xuyên bị… bỏ bến.

Có 4 tuyến xe đi qua trường: 05, 29, 30 và 44. Theo khảo sát của chúng tớ trong buổi sáng hôm qua (7/12), tuyến 44 đã bỏ bến 4 lần, mặc kệ người người đứng đợi. Phần lớn các xe đều lao thẳng về phía trước, bỏ qua điểm dừng.

Duy Anh (lớp 11 Ams) chia sẻ: “Xe 44 thường xuyên bỏ bến tại đây. Nhiều hôm được nghỉ học tớ cũng không thể về nhà nghỉ sớm được”.

Dần dần, những học sinh đi xe 44 không còn chờ xe tại điểm dừng này nữa, mà phải đi bộ lên điểm dừng tiếp theo cách đó khá xa hoặc phải chọn phương tiện đi học khác.

1515-hoc-sinh-thanh-pho-va-noi-kho-mang-ten-xe-buyt-3.jpg

Các nữ sinh trường PTDL Hồ Xuân Hương đã đứng đợi gần 1 tiếng đồng hồ nhưng vẫn chưa lên được xe buýt.

Học sinh trường PTDL Hồ Xuân Hương cũng “ngán” xe buýt. “Nếu đi vào giờ cao điểm, tuyến 39 tớ thường rất hay bỏ bến, vì khách quá đông. Nếu may mắn len được lên dòng người đông đúc này thì cũng bị chèn ép đến nghẹt thở. Chưa kể phải lo bảo quản đồ đạc cá nhân như ví, điện thoại…” – Mỹ Linh (lớp 12 trường PTDL Hồ Xuân Hương) cho hay.

Nhiều lần đứng đợi đến 3 chuyến xe 39 chạy qua mà vẫn không lên được xe, Linh đành phải bắt xe ôm tới lớp luyện thi cho kịp giờ học.

Đi xe buýt vì… không còn lựa chọn nào khác

“Nếu có lựa chọn khác, tớ dám chắc nhiều teen không muốn đi xe buýt. Tớ cũng biết là đi xe buýt rẻ, an toàn lại không bụi bặm, nhưng một số tuyến như tớ vẫn đi học thì thật khủng khiếp. Tớ không thể lóc cóc đạp 6 cây số tới trường, cũng không thể đi xe máy vì tớ chưa có bằng lái xe… nên chỉ còn cách duy nhất là trung thành với xe buýt” – Minh Tùng cho hay.

1516-hoc-sinh-thanh-pho-va-noi-kho-mang-ten-xe-buyt-4.jpg

Rất nhiều bạn đã chọn giải pháp đi xe đạp thay cho xe buýt.

Một số bạn được bố mẹ cho phép thuê xe ôm để đến trường nhưng như vậy thì quá tốn kém. Một số khác nghĩ đến phương án đi xe đạp điện hoặc xe đạp thường nếu nhà không ở quá xa. Đa phần, số còn lại vẫn trung thành với xe buýt. Dù có than thở đến đâu, các bạn ấy vẫn chẳng còn giải pháp nào khác hơn là sống chung với nó!

Theo giadinh123

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI