Giải đáp 8 thắc mắc của mẹ Việt về phương pháp ăn dặm kiểu Đức

Ngoài phương pháp ăn dặm truyền thống, ăn dặm theo mẹ Nhật, ăn dặm theo phương pháp tự chỉ huy... ăn dặm theo mẹ Đức cũng được nhiều mẹ Việt quan tâm. Phương pháp này cũng dựa trên việc tôn trọng con và dạy con cách thích nghi với các hương vị thực phẩm khác nhau. 3 phương pháp ăn dặm "hot" nhất hiện nay 1. Độ tuổi ăn dặm thích hợp theo mẹ Đức?

banner ads

35358-anh-1.jpg

Trẻ từ 5 tháng tuổi có thể ăn dặm

Cũng giống như mẹ Việt, các mẹ Đức rất coi trọng sữa mẹ, chỉ trong trường hợp ít sữa hoặc mất sữa, sữa công thức mới trở thành giải pháp thay thế. Và khi trẻ tròn 5 tháng tuổi, mẹ Đức mới bắt đầu cho trẻ ăn dặm.

Theo các bác sĩ nhi Đức, trẻ dưới 4 tháng tuổi không nên cho ăn dặm vì dạ dày, thận của trẻ lúc này còn quá non nớt và đang trong giai đoạn phát triển. Ăn dặm sớm sẽ gây quá tải cho dạ dày và thận, rối loạn tiêu hóa.

Do đó, độ tuổi thích hợp để trẻ bắt đầu ăn dặm là 5 tháng tuổi trở lên vì lúc này trẻ có thể “tiêu” được các thức ăn “rắn” ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức.

2. Các dụng cụ ăn dặm gồm những gì?

Để hình thành thói quen ăn uống tự lập và hạn chế tình trạng biếng ăn ở trẻ, mẹ Đức rất coi trọng việc chuẩn bị các dụng cụ ăn dặm cho trẻ:

- Ghế ngồi ăn: Đây là dụng cụ không thể thiếu với tất cả các mẹ Đức. Ghế ngồi nên chọn loại ghế có tựa mềm, điều chỉnh được tư thế nằm, ngồi, đứng ở trẻ. Ghế thích hợp với trẻ chưa ngồi vững.

- Cân điện tử: Theo dõi sự phát triển cân nặng của trẻ.

- Máy nghiền thức ăn, lò vi sóng, hộp nhựa đựng khẩu phần, thìa, bát, cốc uống nước.

3. Mẹ Đức cho trẻ ăn gì trong bữa ăn dặm đầu tiên?

35359-anh-2.jpg

Cho trẻ ăn dặm lần đầu với rau củ

Không chỉ các mẹ Việt mới lo lắng về vấn đề này, các mẹ Đức cũng khá hoang mang, hồi hộp trong bữa ăn dặm đầu tiên của trẻ.

Khá gần với mẹ Việt, các mẹ Đức được các bác sĩ nhi hướng dẫn cho trẻ ăn các loại rau củ nghiền nhuyễn như cà rốt, khoai tây, bí đỏ, khoai lang... và tuyệt đối không cho trẻ ăn các loại thịt, hải sản trong tháng ăn dặm đầu tiên.

Ngoài các loại rau củ, mẹ Đức cũng cho trẻ nếm thử hương vị cháo trắng nghiền nát không nêm bất kỳ gia vị nào. Sau đó, mẹ Đức sẽ cho con ăn cháo sữa - một loại cháo khá phổ biến ở Đức dành cho các bà mẹ bận rộn.

Từ tháng thứ 6 trở đi, mẹ Đức bắt đầu tập cho trẻ ăn bột mặn cùng với thịt hoặc cá.

4. Thời gian và số lần ăn dặm/ngày

Trong bữa ăn dặm đầu tiên, mẹ Đức thường cho trẻ ăn vào bữa trưa, thời điểm này trẻ đã khá đói và đòi ăn. Và liên tục trong 2 tuần đầu tiên, mẹ Đức sẽ cho con ăn dặm 1 lần/ngày. Mỗi tuần, mẹ sẽ đổi các loại cháo khác nhau để trẻ nếm thử.

Ngoài ra, mẹ Đức khá kiên trì trong việc theo dõi phản ứng của con với thức ăn. Các mẹ sẽ cho trẻ ăn liên tục món đó trong 1 tuần sau đó mới đổi khẩu vị để hệ tiêu hóa của con kịp thích nghi.

Cứ như vậy, sang tháng thứ 6, mẹ sẽ cho trẻ làm quen với thực đơn ăn dặm có thịt và cá.

5. Trẻ ăn dặm có cần uống thêm sữa?

Hoàn toàn có nhé các mẹ. Mẹ Đức vẫn duy trì các cữ sữa trong ngày ngoại trừ thời gian cho con ăn dặm. Ăn dặm từ 5 - 6 tháng chỉ là bước thăm dò khả năng thích nghi ăn uống của con và tập cho con có phản xạ ăn dặm, sữa vẫn là thực phẩm chính đối với trẻ.

Tùy theo từng tháng tuổi, cữ ăn dặm tăng lên thì cữ sữa sẽ giảm đi. Trẻ sẽ được bú sữa mẹ hoặc sữa công thức tới 1 tuổi.

7. Khi nào mẹ Đức cho trẻ tập ăn thô/bốc nhón/ăn thìa?

35360-anh-3.jpg

8 tháng tuổi bé có thể làm quen với bốc nhón

Khi trẻ bước sang tháng thứ 8, các mẹ Đức bắt đầu cho con tập ngồi ăn chung cùng cả nhà để rèn con tính tự lập. Các mẹ Đức sẽ cho trẻ ngồi vào bàn ăn riêng dành cho trẻ nhỏ (có ghế và bàn, đai), sau đó để các thức ăn mềm cho trẻ tự bốc ăn. Ban đầu, trẻ có thể bôi thức ăn lên đầu, lên quần áo, ra sau gáy nhưng cuối cùng một ít trong đó vẫn được đưa vào miệng để tập nhai.

Sau đó, mẹ Đức sẽ để trên bàn một chiếc thìa để con tự tập cầm và “múa”. Dần dần, con sẽ quen với việc cầm thìa và tự xúc thức ăn đưa vào miệng dù còn vụng về.

Nhìn chung, trẻ dưới 1 tuổi ở Đức được các mẹ rèn ăn khá kỷ luật.

8. Không nêm gia vị vào thức ăn của con

Nguyên tắc nấu ăn dặm của mẹ Đức là không nêm bất kỳ gia vị nào vào thức ăn của trẻ. Một phần vì điều này sẽ giảm gánh nặng cho thận của trẻ, một phần mẹ Đức muốn con học cách cảm nhận hương vị một cách tự nhiên nhất. Đây cũng là cách khiến con không biếng ăn sau này và ăn được nhiều thực phẩm.

9. Gợi ý một vài thực đơn ăn dặm theo mẹ Đức

Công thức nấu cháo thịt, rau, củ cho bé 6 tháng trở lên

35361-anh-4.jpg

Cháo rau củ thịt hỗn hợp

Nguyên liệu:

  • 50gr tinh bột (khoai tây hoặc gạo)
  • 100gr củ hoặc rau (khoai tây, bí ngô, bí ngòi, su hào, súp lơ...)
  • 20gr thịt (heo, bò, gà)
  • 3 thìa cafe nước ép táo
  • 1 thìa cafe dầu ăn

Cách nấu:

Bước 1: Mẹ luộc chín khoai tây hoặc nấu chín bột gạo.

Bước 2: Nấu rau củ cùng với thịt. Sau khi hỗn hợp rau củ thịt nhuyễn thì vớt ra và cho vào máy xay sinh tố + nước táo + dầu ăn. Khi ăn đổ cháo hoặc bột khoai tây ra một bát, đổ hỗn hợp say nhuyễn ra bát riêng và xúc cho bé ăn.

Tương tự, với các loại rau củ thịt khác nhau, mẹ làm theo như các bước trên, bé sẽ có các loại cháo thịt rau cũ hỗn hợp khác nhau mỗi ngày.

Công thức cháo ngũ cốc hoa quả dành cho bé từ 7 tháng tuổi trở lên

35362-anh-5.jpg

Cháo ngũ cốc

Nguyên liệu:

  • 20gr bột ngũ cốc nguyên chất (yến mạch, đậu xanh, đậu đỏ...)
  • 100gr trái cây (táo, đào, dâu tây, lê, chuối...)
  • 1 thìa cafe bơ

Cách làm:

Bước 1: Nấu bột ngũ cốc cùng 125ml nước. Bột chín nhuyễn thì tắt bếp.

Bước 2: Rửa sạch táo, bỏ vỏ, hạt và thái nhỏ. Khi nồi bột đang sôi mẹ cho vào nấu cùng.

Bước 3: Cuối cùng, mẹ đổ hỗn hợp ngũ cốc + táo + bơ vào máy xay nghiền nhuyễn.

Với cách nấu này, mẹ có thể cho bé thưởng thức nhiều loại cháo ngũ cốc, thay đổi khẩu vị của bé và không hề lo bé bị béo phì. Ngoài ra, trong quá trình nấu mẹ tuyệt đối không nêm gia vị vào thức ăn cho bé vì bản thân các loại thực phẩm đã có mùi vị thơm, ngọt tự nhiên.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI