Đối diện với việc trẻ sơ sinh bị táo bón - bố mẹ nên làm gì?

Trẻ sơ sinh bị táo bón là tình trạng vô cùng phổ biến, khiến cho mọi bậc cha mẹ đều lo lắng. Dù không phải là căn bệnh nghiêm trọng song tình trạng táo bón khiến trẻ khó chịu, không thể ăn uống tốt, ảnh hưởng không nhỏ đến sứ phát triển của bé. Do vậy, sự lo lắng của phụ huynh thực sự không thừa. Vậy nếu tình trạng táo bón xảy ra với bé yêu nhà bạn, bạn sẽ phải làm gì để giảm bớt nỗi lo lắng này đi?

banner ads

1. Trẻ sơ sinh bị táo bón - bố mẹ có cần phải lo lắng thái quá?

Khi nuôi con, đa phần mọi cha mẹ đều trải qua nỗi băn khoăn tương tự nhau về việc em bé có đi ị đủ và bình thường hay không. Các bé ăn sữa công thức thường đi ị khoảng 1 lần 1 ngày, hoặc có khi 2-3 ngày 1 lần. Đối với trẻ bú sữa mẹ việc đi ị của bé phụ thuộc vào số tháng tuổi. Trong tháng đầu sau sinh, việc bé đi ị ít hơn 1 lần 1 ngày có thể có nghĩa là bé chưa được bú đủ. Tuy nhiên, các bé bú sữa mẹ cũng có thể đi ị ít hơn (nhiều ngày hoặc có khi cả tuần 1 lần), vì bé tận dụng từng giọt sữa để phát triển cơ thể.

Trẻ sơ sinh cũng thường phải rất cố gắng trong quá trình đại tiện, vì vậy bạn không nhất thiết phải lo lắng thái quá, nếu thấy bé căng thẳng khi “làm chuyện ấy”, thậm chí khi bé khóc hay đỏ mặt vì rặn. Đối với các bé, việc đi ị là cả một sự nỗ lực lớn, và nó thể hiện ngay trên nét mặt của bé. Bạn hãy cứ tưởng tượng cảnh mình phải “đi nặng” khi đang nằm ngửa và bạn sẽ hiểu được sự khó khăn mà các em bé phải trải qua.

Trẻ sơ sinh bị táo bón dễ quấy khóc và thậm chí chán bú bỏ ăn làm bố mẹ lo lắng
Trẻ sơ sinh bị táo bón dễ quấy khóc và thậm chí chán bú bỏ ăn làm bố mẹ lo lắng. Ảnh Internet

2. Đối diện với tình trạng táo bón của con - bố mẹ nên làm gì?

2.1 Nhận diện tình trạng táo bón của trẻ

Về chứng táo bón ở trẻ, bạn hãy tự hỏi một số vấn đề sau:

  • Bé có khó chịu và quấy khóc quá không?
  • Bé có bị nôn trớ nhiều hơn bình thường không?
  • Bé có đi ị nhiều hơn hay ít hơn trước đây không?
  • Phân của bé có cứng bất thường không, hay có lẫn máu không?
  • Bé có cố gắng rặn trong hơn 10 phút mà không ị được không?

Những dấu hiệu trên có thể là triệu chứng của táo bón.

banner ads
Nhận diện tình trạng táo bón của trẻ để có cách cải thiện thích hợp.
Nhận diện tình trạng táo bón của trẻ để có cách cải thiện thích hợp. Ảnh Internet

2.2 Bố mẹ có thể làm gì khi con bị táo bón?

  • Sau tháng đầu tiên nếu bạn nghĩ bé bị táo bón , hãy thử cho bé uống một chút nước ép táo hoặc lê, chúng có tác dụng nhuận trường nhẹ, giúp làm mềm phân. Theo quy tắc chung, bạn có thể cho bé uống khoảng 30ml (1oz)/ ngày. Một số bác sỹ cũng khuyên cho trẻ uống khoảng 1-2 muỗng cà phê siro bắp 1 ngày vì loại này cũng giúp làm mềm phân của bé, khi con bị táo bón. Tuy nhiên bạn hãy tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi cho bé uống nước ép hay siro hay bất cứ loại chất lỏng nào khác (ngoài sữa), dù với mục đích giúp giảm chứng táo bón ở bé, vì theo Viện Nhi khoa Hoa Kỳ thì không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi ăn, uống chất lỏng khác ngoài sữa.
  • Làm mẹ và đang cho con bú, bạn hãy nghiên cứu kỹ và thực hiện chế độ dinh dưỡng của mình thật chuẩn. Hãy đảm bảo dung nạp những bữa ăn giàu chất xơ, giàu dinh dưỡng, không ăn cay nóng, những thức ăn có khả năng gây táo bón. Như thế nguồn sữa của bạn chắc chắn sẽ được bảo đảm về chất lượng, giúp bé cải thiện được tình trạng táo bón đang diễn ra.
  • Khi bé đã bắt đầu ăn dặm thì bạn có thể bổ sung thêm rau và những loại trái cây mềm để giúp bé tiêu hóa tốt hơn.
  • Nếu tất cả sự can thiệp tình trạng bé bị táo bón bằng chế độ ăn uống không cải thiện được tình hình, thì bạn nên đưa bé đến gặp bác sỹ.
Bố mẹ hãy mang bé đi bác sỹ để thăm khám nếu tình trạng táo bón của con không cải thiện mà con trở nên nghiêm trọng.
Bố mẹ hãy mang bé đi bác sỹ để thăm khám nếu tình trạng táo bón của con không cải thiện mà con trở nên nghiêm trọng. Ảnh Internet

Trẻ sơ sinh bị táo bón chắc chắn không quá nghiêm trọng nếu bố mẹ bình tĩnh xem xét và có cách xử lý đúng . Sau khi áp dụng những cách cải thiện thông thường và nhận thấy tình trạng táo bón của con không những không cải thiện, mà còn trở nên nghiêm trọng, hãy mang con đi bác sỹ để bé được kiểm tra, cũng như được điều trị theo cách thích hợp, hiệu quả hơn bố mẹ nhé.

Theo Healthy Children

Lily Nguyễn lược dịch

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI