6 lưu ý quan trọng dành cho trẻ vừa bú mẹ vừa ăn dặm để luôn khỏe mạnh

Trẻ bú mẹ thì nên ăn dặm như thế nào là tốt nhất? Có nên tiếp tục duy trì sữa mẹ khi trẻ ăn dặm?... là những băn khoăn của nhiều mẹ bỉm sữa. Cùng tìm hiểu nhé.

banner ads

1. Cho bé ăn dặm sau khi được 6 tháng

tre an dam
Cho trẻ ăn dặm khi trẻ được 6 tháng

Điều này chỉ dành riêng cho những em bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Với những em bé bú sữa ngoài hoặc bú sữa mẹ + sữa ngoài thì thời gian ăn dặm sẽ khác.

Đề nghị cho bé ăn dặm sau 6 tháng đã được đưa vào báo cáo khoa học năm 2011 của Ban Chuyên Gia Tư vấn WHO về "Thời gian tối ưu của việc bú mẹ hoàn toàn". Theo đó, với những mẹ đang cho em bé bú mẹ hoàn toàn hãy "thong thả" với việc ăn dặm của con, không nên quá nóng vội.

Lợi ích của nguyên tắc này là giúp mẹ kéo dài thời gian vô kinh, giảm cân nhanh. Ngoài ra, em bé sẽ có cơ hội hoàn thiện niêm mạc ruột trong 6 tháng đầu. Và mẹ hoàn toàn yên tâm, trong 6 tháng bú mẹ, em bé vẫn nhận đủ dinh dưỡng.

2. Tiếp tục cho trẻ ăn dặm song song bú mẹ tối thiểu tới 2 tuổi

Nhiều mẹ hiểu lầm rằng, sữa mẹ sau 6 tháng là mất chất hoặc chỉ là "nước lã". Tuy nhiên, theo WHO, mẹ nên cho trẻ tiếp tục bú sữa mẹ tối thiểu tới 2 tuổi kết hợp cùng ăn dặm. 

Trong 2 năm đầu đời, trẻ vẫn cần được bú mẹ để hoàn thiện niêm mạc ruột, não bộ và nhận kháng thể. Đặc biệt, từ 1 tuổi trở đi, trẻ tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài hơn nên có nguy cơ mắc nhiều bệnh, do đó, trẻ cần bú sữa mẹ để nhận kháng thể từ mẹ và chống lại vi khuẩn, virus từ bên ngoài.

Lợi ích của việc bú mẹ lâu dài là trẻ dễ khỏi bệnh, ngăn ngừa mất nước và không sợ thiếu chất trong giai đoạn sau bệnh, giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, béo phì, nâng cao nhận thức của trẻ.

3. Luôn thực hành các nguyên tắc vệ sinh thực phẩm an toàn

be an dam
Trước khi cho trẻ ăn dặm mẹ hãy đảm bảo nguyên tắc vệ sinh

Để phòng các bệnh về rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng đường ruột, tiêu chảy... mẹ cần phải giữ nguyên tắc vệ sinh đúng và bảo quản thực phẩm an toàn cho trẻ ăn dặm.

Theo đó:

- Luôn rửa tay trước khi chuẩn bị thức ăn cho trẻ trước khi cho trẻ ăn.

- Sử dụng dụng cụ sạch sẽ để chế biến thức ăn.

- Dùng ly chén dễ rửa, tránh sử dụng bình hoặc dụng cụ ăn uống khó rửa.

4. Thực phẩm cần cho bé ăn dặm

- Ưu tiên các loại rau củ, trái cây theo mùa.

- Bổ sung thêm đạm từ động vật. Ưu tiên đạm từ thịt gà, ngan, chim, sau đó tới thịt heo, bò, hải sản.

- Cho trẻ uống nhiều nước lọc, nước trái cây, tránh các loại nước ngọt công nghiệp.

5. Số lượng bữa ăn dặm cho trẻ

Trong giai đoạn ăn dặm, sữa mẹ vẫn là thực phẩm chính đối với trẻ. Do đó, với một em bé khỏe mạnh, bé chỉ nên:

- Ăn thêm 2 - 3 bữa nhỏ đối với bé từ 6-8 tháng.

- Ăn thêm 3 - 4 bữa nhỏ đối với bé từ 9 - 11 tháng.

- 4 - 5 bữa nhỏ đối với bé từ 12 - 24 tháng.

6. Thứ tự ăn thô của bé

Nếu mẹ tăng độ thô phù hợp với nhu cầu ăn của trẻ và độ tuổi của trẻ, trẻ sẽ ăn đa dạng thực phẩm, nhai tốt và phát triển cơ hàm.

- Trẻ từ 6 - 8 tháng ăn xay nhuyễn hoặc cho ăn thô ở dạng mềm như các loại củ luộc (cà rốt, bí đao, bí đỏ...).

- Từ 8 tháng tuổi bé có thể tự cầm tay ăn và ăn thực phẩm thô nhẹ. 

- Từ 12 tháng bé có thể ăn theo các món ăn của gia đình.

Mẹ lưu ý, khi cho trẻ ăn, tránh những thực phẩm dễ gây hóc, nghẹn hoặc quá cứng theo độ tuổi. 

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI