Nhận biết nhiễm khuẩn rốn
Rốn là một vết thương hở, do đó nếu không được vệ sinh đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.
Rốn thực chất là một vết thương hở. Do đó, nếu không được vệ sinh đúng cách, các vi khuẩn có thể xâm nhập thông qua đường này và dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.
Thông thường sau 6 đến 8 ngày, rốn sẽ tự rụng. Tuy nhiên, thời gian có thể chỉ 3 hoặc 4 ngày sau sinh và nếu nhiễm khuẩn, rốn sẽ rụng chậm hơn khoảng 11-12 ngày sau sinh.
Trong trường hợp rốn bị viêm nhẹ, tức chỉ bị nhiễm khuẩn nhẹ, nếu không được vệ sinh đúng cách sẽ dẫn đến trình trạng viêm mạch máu (viêm tĩnh mạch hoặc viêm động mạch) rốn. Lúc này tại chân rốn, bạn sẽ thấy rỉ dịch vàng và sưng tấy đỏ xung quanh rốn.
Nếu viêm tĩnh mạch rốn, bé sẽ bị chướng bụng, gan và lách sưng to. Do đó có nguy cơ nhiễm trùng máu.
Nếu viêm động mạch rốn, bạn sẽ thấy vùng da bụng ở phía dưới rốn sưng to. Khi dùng tay vuốt từ xương mu ngược trở lên tới rốn, bạn sẽ thấy dịch vàng rỉ ra.
Ngoài ra, nếu nhiễm vi khuẩn kị khí, da quanh rốn sẽ bị thâm tím, chảy máu, tiết dịch vàng, bốc mùi hôi thối và dẫn đến tình trạng hoại tử. Đây là tình trạng nguy hiểm có thể khiến trẻ tử vong.
Tuy vùng rốn là nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhưng nếu biết cách chăm sóc rốn mọi việc sẽ không đi đến tình trạng xấu.
Phòng tránh nhiễm khuẩn rốn
Phải luôn luôn quan sát, theo dõi tình trạng rốn trẻ sơ sinh và thực hiện việc chăm sóc rốn đúng quy trình:
- Người vệ sinh rốn cho trẻ phải rửa tay trước khi tiếp xúc trẻ.
- Sử dụng nước muối sinh 0,9% để làm sạch rốn.
Không sử dụng thuốc sát trùng, kháng sinh hoặc thuốc bào chế trong dân gian để cố làm khô rốn.
- Tuyệt đối không sử dụng thuốc sát trùng, kháng sinh hoặc thuốc bào chế trong dân gian để bôi trực tiếp lên rốn nhằm cố làm khô rốn.
- Khi cuống rốn đã khô nên tháo gỡ kẹp rốn.
- Không dùng băng rốn quấn chặt rốn suốt 24/24 mà nên hở rốn
- Hạn chế phân và nước tiểu từ tã vấy lên vùng rốn bằng cách cho bé mang tã dưới rốn
Nếu thấy rốn bẩn phải dùng nước sạch và rửa bằng khăn xô không dính.
- Nếu thấy rốn bẩn phải dùng nước sạch và rửa bằng khăn xô không dính.
- Để rốn rụng tự nhiên.
Lưu ý:
Vẫn thực hiện tắm rửa hàng ngày cho bé để vệ sinh toàn thân sạch sẽ tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn ẩn trú vì điều này không ảnh hưởng đến rốn.
Trong quá trình theo dõi, nếu rốn có hiện tượng chảy dịch vàng, rỉ máu, nổi hạt chồi, có mùi hôi, rốn không có lõi… phải đưa bé đến ngay các trung tâm y tế để được thăm khám.
Yeutre.vn (Tổng hợp)
Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm: