Để dạy con lễ phép, ngoan ngoãn mẹ phải nằm lòng những điều sau

Lễ phép là một trong những đức tính cần phải rèn luyện ở trẻ nhỏ để hình thành nhân cách lớn sau này. Vì vậy, nếu mẹ muốn con lịch sự, lễ phép, hiểu chuyện thì đừng bỏ qua những điều sau.

banner ads

1. Dạy con luôn mỉm cười và chào tất cả mọi người

tre le phep
Dạy trẻ biết chào hỏi mọi người

Khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ sẽ rất dễ dàng uốn nắn. Vì vậy, đừng quên dạy trẻ luôn mỉm cười và chào tất cả mọi người. Một đứa trẻ hòa nhã, thân thiện, gặp ai cũng chào, dạ, vâng chắc chắn sẽ được lòng mọi người.

Ngoài ra, khi chào hỏi mọi người, trẻ cũng sẽ hiểu được giá trị của "trên-dưới" và tình cảm, sự tôn trọng dành cho nhau khi lớn thêm một chút.

Để con có thể hiểu được điều này và thực hiện một cách tự nhiên, cha mẹ hãy luôn làm gương trước và chào mọi người, nhắc nhở mọi người chào lại trẻ. Lâu dần con sẽ hình thành thói quen tốt này.

2. Dạy trẻ luôn cảm ơn, xin lỗi

banner ads

Cảm ơn, xin lỗi là một trong những từ ngữ rất quan trọng trong giao tiếp và thể hiện sự lễ phép của trẻ với mọi người. Cha mẹ đừng bao giờ nghĩ rằng trẻ không biết gì. Trẻ có thể học hỏi cha mẹ về ngôn ngữ giao tiếp ngay từ khi còn nhỏ, vì vậy hãy luôn luôn dạy trẻ biết mỉm cười khi cảm ơn và chân thành khi xin lỗi.

Bản thân cha mẹ cũng cần phải thường xuyên thực hiện điều này khi nhận được sự giúp đỡ từ trẻ hoặc xin lỗi trẻ khi làm con buồn, đau...

3. Dạy trẻ biết trên dưới

tre biet phan biet tren duoi
Trẻ biết phân biệt trên dưới

Một đứa trẻ lễ phép còn phải biết phân biệt trên - dưới và sử dụng cách dùng từ đúng. Đối với anh chị, người lớn cần phải sử dụng kính ngữ như vâng, dạ, thưa, gửi... Cha mẹ không cần dạy đâu xa, hãy lấy anh chị trong nhà làm ví dụ để dạy trẻ. Trẻ tuyệt đối không được sử dụng các từ ngữ thô tục khi gọi hoặc nói chuyện với người trên như mày, tao...

4. Dạy trẻ lễ phép từ trong nhà

Đừng bao giờ đợi con ra ngoài mới dạy con lễ phép với mọi người. Hãy dạy con lễ phép với mọi người trong nhà từ ông bà, cha mẹ, anh chị em. 

Cần dạy trẻ khi nói chuyện với anh chị thì xưng hô thế nào, nói chuyện với ông bà, bố mẹ thì phải xưng hô ra sao. Mỗi thế hệ khác nhau thì cần có sự giao tiếp khác nhau, giữa anh chị em thì có thể xưng hô thân mật hơn hoặc sử dụng các từ ngữ biểu cảm, câu ngắn gọn và không nhất thiết lúc nào cũng dạ, vâng. Nhưng với ông bà, cha mẹ thì cần phải sử dụng các từ ngữ thể hiện sự kính trọng như vâng, ạ, con có thể, xin mời, xin lỗi...

5. Cha mẹ phải làm gương

Tấm gương lớn nhất mà trẻ học vào chính là cha mẹ. Bất kỳ việc gì, ngay cả việc xây dựng nhân cách và tạo sự lễ phép cho trẻ cũng được hình thành từ việc trẻ học hỏi cha mẹ. Nếu cha mẹ thường xuyên cãi nhau, vô lễ với người lớn tuổi, thiếu sự tôn trọng với mọi người thì chắc chắn đứa trẻ đó sẽ không thể nào học được sự lễ phép.

Do đó, môi trường giáo dục tốt nhất chính là nhà. Cha mẹ muốn con lễ phép đừng quên lễ phép ngay với trẻ.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI