1. “Ba/mẹ yêu con lắm!”
Tình yêu thương nhất thiết phải được thể hiện bằng lời nói.
Tình yêu thương nhất thiết phải được thể hiện bằng lời nói. Đừng bao giờ cho rằng chỉ bằng hành động và ý niệm, trẻ có thể nhận được đầy đủ tình yêu thương mà bạn dành cho chúng. Thực ra, lời nói yêu thương không bao giờ thừa đối với mỗi người và với con cái điều này không phải là một ngoại lệ. Con cái xứng đáng có được cảm giác an toàn khi nhận được những lời yêu thương từ bố mẹ để sẵn sàng đáp trả lại tình yêu thương đã nhận được này.
2. “Con không muốn ăn nữa sao, vậy thôi nhé!”
Nếu bạn cứ phải căng thẳng mỗi khi đối diện với một đứa con biếng ăn và dùng dằng với trẻ hàng mấy tiếng đồng hồ cho mỗi bữa ăn thì hãy thử nói với bé từ “thôi nhé!”. Thực vậy, câu nói này chẳng những là một sự giải thoát đối với áp lực ăn uống trẻ đang phải trải qua mà còn là sự giải thoát cho chính bạn. Cả ngày hôm đó bạn có thể vui đùa cùng con và sẵn sàng cho những bữa ăn nhẹ nhàng hơn về mặt tâm lý vào hôm sau.
3. “Con cứ thử lại xem sao!”
Hãy cho trẻ được thấy để có được một thành công, đôi khi phải trải qua nhiều lần thất bại.
Khi thất bại trước một việc gì trẻ con thường rất dễ nản lòng. Chúng có thể sẽ khước từ lặp lại việc đó trong một thời gian dài. Việc bạn cần làm để giúp trẻ là tìm hiểu xem vì sao trẻ lại thất bại và dạy chúng khắc phục từ nguyên nhân đó. Sau đó hãy khích lệ trẻ lặp lại việc làm ấy một lần nữa xem sao. Hãy cho trẻ được thấy để có được một thành công, đôi khi phải trải qua nhiều lần thất bại.
4. “Con có mệt nhiều không?”
Khi con mệt mỏi, bạn thường trách cứ và lôi ra vô số lý do tự trẻ chuốc lấy để bắt chúng nhận trách nhiệm về mình. Thay vào đó, bạn hãy nhẹ nhàng thử hỏi xem “Con có mệt nhiều không?”. Tin rằng chỉ cần một câu hỏi han ân cần thế thôi cũng quá đủ để trẻ thấy mọi mệt mỏi tan biến đi ngay.
5. “Con có gì muốn nói với mẹ không, mẹ đang nghe đây!”
Để con cái tự "bơi" và tự sống đôi khi chỉ là một sự biện minh cho những bận rộn bộn bề của bố mẹ.
Để con cái tự "bơi" và tự sống đôi khi chỉ là một sự biện minh cho những bận rộn bộn bề của bố mẹ. Hãy nghỉ một lát và lắng nghe xem con bạn muốn nói với bạn điều gì. Đôi khi có những chuyện thực sự nghiêm trọng trẻ luôn muốn tâm sự cùng bạn nhưng vì bạn khước trẻ nên những hậu quả đáng tiếc đã xảy ra.
6. “Hôm nay con đi học có vui không?”
Thay vì hàng ngày mở cặp sách con và tra vấn đủ điều để biết kết quả học tập ở trường của con ra sao, bạn có thể chỉ cần hỏi xem “Hôm nay con đi học có gì vui không?”, “Con có thể kể cho mẹ nghe những gì ở trường được không?”… Đảm bảo sau những câu hỏi này là nhiều câu chuyện thú vị mà qua đó bạn có thể nắm chắc được về các bạn bè và những sự kiện bé đã trải qua trên lớp học dù bạn không có mặt ở đó. Tất nhiên, bé cũng không quên khoe với bạn cả những thành tích học tập trong ngày.
7. “Con đang buồn sao?”
Trẻ con vẫn chưa biết cách điều tiết cảm xúc của mình. Có những sự việc không đáng để buồn bã nhưng trẻ lại có thể khóc sướt mướt vì điều đó. Ngược lại, có những điều đáng buồn thì trẻ lại tỏ ra vui vẻ. Những điều này không xuất phát từ một ác ý nào của trẻ và chúng rất cần được giúp đỡ để điều chỉnh đúng hướng. Một khi tâm lý này được giải tỏa, mọi việc tiếp theo sẽ được giải quyết một cách trơn tru hơn.
8. “Cảm ơn/ xin lỗi con”
Là bố mẹ hãy biết nói cảm ơn/ xin lỗi để con cái cũng biết nói những lời này.
Đừng ngại rằng lời cảm ơn/ xin lỗi là điều gì đó có vẻ khách sáo hoặc sến sẩm. Nếu bạn không phải là những người biết sống đối với mọi người xung quanh và với các con của mình bằng những từ ngữ của phép lịch sử tối thiểu này bạn chẳng thể mong cái mình sẽ trở nên những người tốt và trưởng thành. Hãy luôn nhớ, không phải lúc nào bạn cũng đúng để không bao giờ phải xin lỗi và không phải bao giờ bạn cũng là người ban ơn cho người khác mà không nhận và tỏ lòng biết ơn.
Yeutre.vn (Tổng hợp)