Dạy trẻ hết nói ngọng thành công khi cha mẹ kiên nhẫn

Dạy trẻ hết nói ngọng có lẽ là việc các bậc cha mẹ có con ở tình trạng này đều mong muốn thực hiện. Tật nói ngọng không phải hiếm gặp đối với trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ dưới 10 tuổi. Việc sử dụng các liệu pháp để giúp trẻ càng sớm thì trẻ sẽ càng cải thiện được khả năng nói của mình một cách tốt hơn. Chúng ta hãy cùng xem xét một số liệu pháp phổ biến được sử dụng để giúp trẻ trong trường hợp này nhé. 

banner ads
Bé gái thổi hoa cỏ may
Nói ngọng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là lứa tuổi dưới 10. Nguồn ảnh: Spectrum Speech 

1. Tình trạng trẻ nói ngọng có đáng lo ngại hay không

Nói ngọng là thuật ngữ để mô tả cách một đứa trẻ phát âm sai các từ. Kiểu nói ngọng thường gặp nhất là trẻ phát âm “s” nghe như “th”. Trong khi âm “s” được tạo ra bằng lưỡi, sau răng trên, trẻ bị ngọng lại đẩy lưỡi ra.

Tình trạng trẻ nói ngọng có đáng lo ngại hay không tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ. Nếu trẻ phát âm như trên khi con vẫn đang ở độ tuổi lên 6, bạn không cần quá lo lắng. Rất nhiều trẻ em ở độ tuổi này bị nói ngọng như vậy. Và hầu hết trẻ sẽ vượt qua nó khi lên 7 mà không cần sự can thiệp nào.

Nếu trẻ vẫn còn ngọng khi đã lên 7 tuổi, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ hoặc nhà trị liệu có chuyên môn. Vì tật nói ngọng sẽ ngày càng khó sửa khi trẻ càng lớn. 

Bé gái phát âm
Hầu hết trẻ sẽ vượt qua tật nói ngọng khi lên 7 tuổi. Nguồn ảnh: The Conversation 

2. Để dạy trẻ hết nói ngọng, hãy nhận biết trẻ thuộc dạng nói ngọng nào

Để có thể áp dụng cách dạy trẻ hết nói ngọng hiệu quả, trước tiên bạn hãy xác định xem trẻ thuộc dạng nói ngọng nào.

Có bốn dạng nói ngọng phổ biến. Đó là:

banner ads
  • Ngọng kiểu bên . Đặc trưng của kiểu ngọng này âm phát ra nghe có vẻ “nhão” do luồng không khí bị đẩy ra quanh lưỡi.
  • Ngọng kiểu răng . Một số âm phát ra ở kiểu ngọng này không nghe được rõ do lưỡi đẩy vào răng cửa.
  • Ngọng giữa răng . Khi lưỡi đẩy vào kẽ giữa hàm răng, trẻ sẽ gặp khó khăn khi phát âm “s” hoặc “z”. Tình trạng này thường gặp ở trẻ bị mất hai răng cửa.
  • Ngọng kiểu vòm . Đây là kiểu ngọng do vùng giữa của lưỡi chạm vào vòm miệng, gây khó khăn khi phát âm một số âm tiết, ví dụ như âm “s”. 
3 bé gái
Trẻ có thể bị các dạng nói ngọng khác nhau. Ảnh Pixabay 

3. Cách dạy trẻ hết nói ngọng

Dù bạn không thể luôn bảo vệ con khỏi sự trêu chọc khi con nói ngọng, bạn có thể thực hiện một số cách khác để giúp con dần khắc phục tật này của mình. Một số cách dạy trẻ hết nói ngọng cũng như giúp con cải thiện tình trạng của mình gồm:

  • Điều trị các bệnh về dị ứng, cảm lạnh hoặc xoang để trẻ có thể thở bằng mũi và ngậm hai môi lại. Việc thở mở miệng khiến lưỡi nằm phẳng và có xu hướng thè ra ngoài. Bạn cũng nên giúp mũi trẻ thông thoáng vì nghẹt mũi cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ nói ngọng.
  • Hạn chế việc trẻ mút tay . Vì đây có thể là nguyên nhân góp phần làm trẻ bị ngọng. Đây không phải là nhiệm vụ dễ dàng. Nhưng bạn hãy quan sát những khoảng thời gian trẻ thường hay mút tay và thu hút sự chú ý của con vào một hoạt động khác thú vị hơn.
  • Cho trẻ sử dụng ống hút để hút nước. Hoạt động này giúp trẻ dùng lực của môi thay vì tạo lực lên răng. Nó cũng giúp rèn luyện sức khỏe của cơ môi, miệng – vốn rất quan trọng với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.
  • Khuyến khích trẻ chơi các trò chơi sử dụng lực môi, miệng. Ví dụ như thổi kèn tiệc bằng một cái ống nhỏ. Đây là một bài tập có khá nhiều lợi ích, vì nỗ lực cần thiết để tạo ra âm thanh cũng sẽ giúp làm cơ môi, má khỏe hơn. Đồng thời, nó có xu hướng đẩy lưỡi vào trong. Thổi bong bóng cũng là một lựa chọn thích hợp cho trẻ.
  • Cho trẻ nhìn vào gương và tập cho hai hàm răng ngậm lại khi trẻ phát ra âm thanh. Bài tập này có thể giúp bé giữ lưỡi sau răng. 
Bé gái soi gương
Cho trẻ soi gương tập phát âm để cải thiện tình trạng nói ngọng. Nguồn ảnh: BabyCenter 

4. Khi nào bạn nên đưa trẻ đến gặp chuyên gia trị liệu

Như đã nói ở trên, nói ngọng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt ở độ tuổi trẻ đang thay răng sữa. Nếu bạn nhận thấy trẻ vẫn còn bị ngọng khi đã qua 7 tuổi, bạn hãy xem xét đưa trẻ đến gặp chuyên gia trị liệu để áp dụng các cách dạy trẻ hết nói ngọng.

Bạn hãy trao đổi với bác sĩ nhi khoa, nha sĩ hoặc bác sĩ chỉnh hình răng của trẻ. Họ có thể giới thiệu cho bạn một nhà bệnh lý học chuyên về ngôn ngữ để đánh giá tình trạng của trẻ chính xác hơn.

Một khi đã được đánh giá mức độ nói ngọng, các chuyên gia trị liệu sẽ áp dụng các biện pháp để giúp đỡ trẻ khắc phục tật này. Các phương pháp có thể bao gồm:

  • Các bài tập vật lý trị liệu cho lưỡi, vùng cơ môi, má, miệng.
  • Các bài tập phát âm.
  • Các buổi trò chuyện.
  • Các liệu pháp về tâm lý nếu cần thiết. 
Tập cho bé hết nói ngọng
Nếu qua 7 tuổi mà trẻ vẫn còn nói ngọng, bạn nên đưa trẻ đến chuyên gia trị liệu để được giúp đỡ. Nguồn ảnh: My Guest Post Business 

Các chuyên gia trị liệu cũng có thể hướng dẫn bạn một số kỹ thuật để dạy trẻ hết nói ngọng tại nhà. Việc kết hợp giữa điều trị với chuyên gia và tập luyện thêm tại nhà sẽ giúp tình hình mau được cải thiện hơn.

Việc giúp đỡ từ chuyên gia sẽ có tác dụng hơn là bạn chỉ trích việc trẻ nói ngọng. Vì điều này sẽ không khiến trẻ ngừng lại mà còn có thể gây tổn hại đến lòng tự trọng của trẻ. Họ cũng sẽ đưa ra những chỉ dẫn cần thiết để hỗ trợ quá trình trị liệu của trẻ được tốt hơn. Ví dụ như việc điều chỉnh lại sự tiếp xúc với các “nguồn” khiến tình trạng ngọng của trẻ trầm trọng hơn. Hoặc thăm khám để phát hiện những bệnh lý có thể liên quan đến việc trẻ nói ngọng…

Bạn nên lưu ý rằng, khi còn nhỏ trẻ có thể chưa ý thức được tật nói ngọng của mình. Nhưng khi lớn dần, đặc biệt là ở môi trường lớp học nơi có các bạn đồng trang lứa, trẻ sẽ rất dễ bị trêu chọc dẫn đến tự ti. Điều này có thể ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và kết quả học tập của con. 

Bé trai bịt mắt
Bạn nên giúp con luyện tập để hết nói ngọng nếu không khi lớn lên con sẽ rất dễ bị trêu chọc dẫn đến tự ti. Ảnh Pixabay 

Cách dạy trẻ hết nói ngọng là việc bạn có thể thực hiện, bằng cách nhờ các chuyên gia, bác sĩ can thiệp từ sớm. Sự kết hợp giữa điều trị chuyên môn và sự giúp đỡ từ cha mẹ sẽ giúp trẻ nhanh chóng cải thiện tình trạng của mình. Chúng ta thường xem tật nói ngọng ở trẻ không có gì là nghiêm trọng. Tuy nhiên nó lại có thể để lại những hậu quả cho tâm lý của con. Vì vậy, bạn đừng chủ quan mà hãy tạo điều kiện cho con được trị liệu sớm nhất nhé.

Theo Baby Center & Healthline

Lily Nguyễn lược dịch

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI