Hạn chế những thói quen xấu giúp răng trẻ mọc đẹp hơn
1. Mút tay
Hầu hết trẻ nhỏ nào cũng thích mút tay, đặc biệt vào giai đoạn mọc răng và ăn dặm. Mút tay dường như là sở thích để gây sự chú ý với cha mẹ và cũng để trẻ "giết" thời gian. Tuy nhiên, giai đoạn này, việc mút tay vẫn chưa gây ra nhiều tác hại như giai đoạn trẻ mọc răng vĩnh viễn.
Sau khi mọc răng vĩnh viễn, nếu trẻ mút tay thường xuyên răng hàm trên sẽ nhô ra, hàm dưới thụt vào khiến răng không khít khi trẻ ngậm miệng. Chưa kể, khi cho tay vào miệng để mút, môi và má sẽ khép vào làm hẹp cung hàm, như vậy, về toàn bộ hàm răng không đồng đều và rất mất thẩm mỹ.
2. Cắn vật cứng
Trẻ có thể cắn bút, cắn thước, cắn móng tay, cắn kẹp tóc... đây là thói quen của rất nhiều trẻ khi bước vào giai đoạn đi học. Hậu quả của việc này để lại là răng bé sẽ bị mòn dần, không khít, mất men và mất thẩm mỹ.
Với trẻ nhỏ chưa mọc răng vĩnh viễn, cắn nướu, cắn đồ cứng khiến răng mọc lên bị lệch, không thẳng hàng.
3. Trẻ đẩy lưỡi
Răng trẻ đẹp hơn nếu không đẩy lưỡi thường xuyên
Đẩy lưỡi là thói quen của rất nhiều bé. Đẩy lưới có tác dụng trong việc, nếu hàm răng của bạn mọc thụt vào trong, đẩy lưỡi giúp răng nhô ra ngoài và sẽ thẳng hàng. Tuy nhiên, nếu hàm răng đã thẳng hàng, bé vẫn cố đẩy lưỡi sẽ khiến răng mọc nhô ra ngoài rất xấu.
4. Thở bằng miệng khi ngủ
Nhiều mẹ chủ quan để trẻ thở bằng miệng khi ngủ thường xuyên, điều này vô cùng tai hại vì dẫn đến mọc lệch răng, lệch hàm ở trẻ. Đặc biệt khi bế trẻ, mẹ có thói quen để con ngửa đầu ngủ khiến con thường mở miệng và thở.
Khi thở bằng miệng, hàm răng trên sẽ phát triển về phía trước, hàm răng sẽ bị hô và cung răng hàng sẽ nhọn, vẩu ra, khi ngậm miệng lại răng sẽ không cắn khít được.
5. Cắn môi
Tương tự như mút ngón tay, nếu trẻ cắn môi thường xuyên cũng khiến cho hàm răng trên bị hô ra, các khớp cắn không khít, răng rất mất thẩm mỹ.
Yeutre.vn (Tổng hợp)