Đây là 7 thắc mắc phổ biến sản phụ sinh mổ nào cũng muốn biết

Sinh mổ tiềm ẩn nguy cơ nào đối với sản phụ, sau sinh mổ lần 1 thì bao lâu được mang thai lần 2, sức khỏe của trẻ sinh mổ có tốt hơn trẻ sinh thường...? Đó những băn khoăn của nhiều chị em, hãy nghe "đáp án" nhé!

banner ads

1. Ưu nhược điểm của sinh mổ

seo sau khi mo
Sinh mổ phòng biến chứng hiệu quả trong khi sinh

- Ưu điểm: Thai phụ sẽ chủ động được hoàn cảnh sinh của mình và chuẩn bị tất cả mọi thứ như điều kiện gia đình, người chăm sóc, giảm nguy cơ tai biến đối với các mẹ mang thai có bệnh lý như tim mạch, hoặc suy thai trong chuyển dạ.

- Nhược điểm: Em bé không được tiếp xúc với hệ vi khuẩn trong môi trường âm đạo của người mẹ nên sức đề kháng sẽ yếu hơn so với những trẻ sinh thường, sự hồi phục của người mẹ cũng chậm hơn sau sinh.

2. Trường hợp nào buộc sinh mổ?

Theo các bác sĩ, sinh thường là tốt nhất nhưng trong một số trường hợp, các bác sĩ buộc phải cấp cứu và thực hiện sinh mổ cho các mẹ. Đặc biệt trong lần mang thai thứ 2 sau sinh mổ, các mẹ thường được chỉ định sinh mổ để phòng biến chứng.

banner ads

- Mẹ gặp bệnh lý như tim, basedow, di dạng mạch não, tiền sản giật, khung chậu méo, khung chậu lệch, rau tiền đạo, rau cài răng lược, thai to...

- Riêng chỉ định mổ cấp cứu chỉ gặp trong quá trình chuyển dạ. Nếu diễn biến đẻ bất thường như thai suy cấp trong chuyển dạ, tim thai xuống hoặc cổ tử cung không tiến triển, cổ tử cung mở hết nhưng đầu bé không lọt.

3. Sau sinh mổ lần 1 bao lâu thì mang thai?

Ở Việt Nam, các bác sĩ quy định thời gian trên 2 năm người mẹ có thể mang thai trở lại. Nhưng trên thế giới thì không quy định bao lâu sau sinh mổ mang thai vì điều này phụ thuộc vào chất lượng sẹo cũ và cơ địa của từng bệnh nhân.

4. Sinh mổ liên tiếp nguy hiểm thế nào?

sinh mo 2
Sinh mổ lần liên tiếp nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi

Thực tế cho thấy, những lần mổ sau lúc nào cũng có nguy cơ hơn lần mổ trước vì ngoài những nguy cơ như tai biến gây mê, chảy máu, nhiễm trùng thì còn thêm nguy cơ tổn thương các tạng trong ổ bụng vì sẹo mổ cũ thường có nguy cơ dính các tạng vào vết mổ thành bụng, đặc biệt bàng quang.

Sinh mổ liên tiếp cũng có nguy cơ gây chửa vết mổ, rau tiền đạo, rau cài răng lược, vỡ tử cung trong 3 tháng cuối thai kỳ khi chuyển dạ.

5. Sinh mổ tối đa được bao nhiêu lần?

Tùy thuộc vào sức khỏe, cơ địa của mỗi bệnh nhân mà quy định số lần sinh. Một số bệnh nhân sẽ được bác sĩ khuyên chỉ nên sinh 2 lần, một số khác có thể được phép sinh 4 lần. Do đó, muốn biết chính xác mình có thể mang thai lần tiếp theo không, chị em nên nhờ bác sĩ tư vấn kỹ càng.

6. Có thai sớm sau khi sinh mổ có nguy hiểm không?

Một số chị em vỡ kế hoạch, có thai ngay sau sinh mổ lần 1 trong khoảng thời gian rất ngắn. Điều này vô cùng nguy hiểm vì có nguy cơ thai bám vào sẹo mổ cũ tử cung (chửa vết mổ) gây chảy máu nhiều, thậm chí một số bệnh nhân phải cắt tử cung để cầm máu.

Tiếp theo là tăng nguy cơ rau cài răng lược, thai làm nứt vết mổ khi thai lớn lên. 

Trong trường hợp mang thai quá gần vết mổ cũ (khoảng 6 - 7 tháng đã mang thai), sản phụ cần phải theo dõi kỹ diễn biến thai kỳ và một số trường hợp sẽ bắt con tuần 36 để tránh biến chứng. 

7. Có nên bỏ thai khi mang thai quá gần vết mổ cũ?

Việc bỏ thai còn phụ thuộc vào quyết định của người mẹ. Các bác sĩ khuyên rằng, nếu phát hiện thai sớm dưới 12 tuần thì có thể bỏ thai để đảm bảo sức khỏe của sản phụ, nhưng nếu thai trên 12 tuần thì không nên vì việc bỏ thai có thể gây nguy hiểm hơn việc giữ thai.

Khi bỏ thai trên vết mổ cũ, bệnh nhân có nguy cơ tổn thương sẹo cũ trong phẫu thuật, nguy cơ thủng tử cung, băng huyết...

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI