Dấu hiệu nhận biết trẻ biếng ăn do tâm lý và cách khắc phục

Biếng ăn không được coi là bệnh, đó chỉ là triệu chứng tạm thời ở trẻ. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng biết trẻ biếng ăn do tâm lý hay bệnh lý và liên tục ép trẻ ăn và có thể khiến trẻ sợ ăn, biếng ăn và suy dinh dưỡng.

banner ads

1. Dấu hiệu trẻ biếng ăn do tâm lý

47166-1lcvs.jpg

Trẻ biếng ăn do tâm lý sợ hãi

Loại trừ các dấu hiệu biếng ăn do bệnh lý, biếng ăn do tâm lý thường có những biểu hiện sau:

- Trẻ che miệng khi thấy thức ăn hoặc ngậm miệng lại.

- Trẻ quay mặt đi khi mẹ đút thức ăn vào miệng.

- Trẻ thường xuyên ngậm thức ăn, không nuốt và khóc nếu bị mẹ ép.

- Với trẻ lớn hơn trẻ sẽ trốn mẹ vào giờ ăn hoặc ăn rất ít, tỏ ra khó chịu khi ăn.

Ngoài những biểu hiện trên trong giờ ăn, ngoài giờ ăn, trẻ vẫn vui chơi, chạy nhảy bình thường và không có bất kỳ dấu hiệu bệnh lý nào. Trẻ cũng thích ăn vặt như snack, xúc xích, sữa chua...

2. Mẹ làm gì để cải thiện tâm lý biếng ăn ở trẻ?

- Không ép trẻ ăn: Ép trẻ ăn là thói quen của nhiều mẹ Việt, đặc biệt khi thấy con có dấu hiệu nhỏ con hơn so với bạn bè cùng trang lứa. Ép trẻ ăn khiến bữa ăn của mẹ và trẻ giống như cuộc chiến và tình trạng sợ ăn của trẻ ngày càng cao hơn. Chưa kể, khi ép trẻ, trẻ vừa khóc vừa ăn có thể dẫn tới sặc cháo, thức ăn, cơm rất nguy hiểm như tắc đường thở chẳng hạn.

- Cho bé ăn theo nhu cầu: Thay vì ép trẻ ăn, mẹ có thể cho trẻ ăn theo nhu cầu như khi trẻ muốn ăn mẹ cho ăn và dừng cho ăn khi trẻ không muốn nữa. Mẹ có thể cho trẻ ăn từng bữa nhỏ để bé không cảm thấy sợ ăn và vẫn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cả ngày cho trẻ.

- Thay đổi thực đơn liên tục: Không chỉ riêng trẻ, ngay cả người lớn nếu ăn mãi một món ăn chắc chắn sẽ không thể nào thích được. Trong khi đó, vị giác của trẻ rất nhạy cảm, trẻ sẽ không chịu ăn một món trong thời gian dài và dẫn tới mất cảm giác thèm ăn. Do đó, mẹ liên tục thay đổi món mới cho trẻ ăn để kích thích vị giác của con.

47167-tre-bieng-an-do-me1.jpg

Linh hoạt cơm, cháo, mì cho trẻ

- Linh hoạt cơm, cháo, phở, bún thay vì cho trẻ ăn mãi cháo hoặc cơm. Trong 1 ngày, mẹ có thể cho trẻ ăn 2 món chính là cháo hoặc cơm, bữa còn lại mẹ có thể cho trẻ bún, mì, nui hoặc ăn tự do như bánh mì, trái cây...

- Thay đổi cách ăn cho bé bằng cách cho bé ăn cùng cả nhà. Thói quen nhiều mẹ Việt là cho ăn riêng từng bữa. Ăn riêng có thể khiến con tập trung ăn uống, nhưng với những trẻ biếng ăn, mẹ có thể cho bé ăn cùng mọi người để thay đổi không khí và tâm trạng ăn uống.

3. Những lưu ý khác

- Mẹ tuyệt đối không trộn thuốc với thức ăn cho trẻ.

- Không cho trẻ ăn vặt trước bữa chính.

- Không kéo dài thời gian ăn.

- Nói chuyện vui vẻ với bé trong bữa ăn.

- Cho bé thử món mới và để bé quyết định món bé sẽ ăn.

- Với những bé biếng ăn trong thời gian dài, mẹ cần phải kiên trì để thay đổi thói quen ăn uống của trẻ và giúp trẻ ăn ngon hơn.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI