1. Đau bụng dưới, đau lưng
Dấu hiệu này khá giống với triệu chứng hành kinh, nên thường xuyên gây hiểu lầm cho các mẹ bầu. Mẹ còn có thể cảm thấy tức vùng bụng dưới, có khi đau nhói, hiện tượng này có thể là động thai hoặc thai ngoài tử cung (đặc biệt gặp trong 3 tháng đầu thai kỳ). Nếu mẹ cảm thấy đau từ 5 - 20 phút/ lần thì lập tức đến gặp bác sĩ ngay. Đôi khi, cơn đau này khiến các mẹ dễ lầm tưởng là cơn đau khi thai làm tổ trong tử cung, hoàn toàn sai các mẹ ạ vì khi thai làm tổ, thường các mẹ chỉ cảm thấy đau lâm râm, không đau quặn hay kéo dài.
2. Dịch nhờn ở âm đạo ra nhiều
Khi các mẹ mang thai, âm đạo thường khô. Nhưng, nếu khi đi vệ sinh hoặc thay quần áo, mẹ thấy có xuất hiện chất nhờn, kèm theo là chất lỏng có màu hồng thì đây là dấu hiệu của triệu chứng động thai. Đặc biệt, nếu dịch nhờn có mùi hôi nặng, thì đây là tình trạng đáng lo ngại, cần gặp bác sĩ ngay và theo dõi cẩn thận hơn.
3. Xuất hiện các cơn co thắt
Co thắt tử cung là điều bình thường khi mang thai, xuất hiện thường xuyên vào những tháng cuối thai kỳ, Nhưng nếu các cơn co thắt này xuất hiện sớm trước 20 tuần thai, thì đây là dấu hiệu bất thường, nguy cơ động thai là rất lớn.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, cơn co thắt tử cung nào cũng mang một nguy cơ tiềm ẩn nào đó, vì vậy các mẹ đừng xem thường mà nên theo dõi và xem xét kĩ lưỡng. Tuy nhiên, ở một số cơn co thắt yếu thì các mẹ đừng nên quá lo lắng, mà nên thận trọng với những cơn co kèm theo hơi thở nặng nhọc hoặc kèm theo chảy máu, những lúc này cần gặp bác sĩ ngay để tránh hậu quả khó lường.
4. Chỉ số hCG dương tính, bóc tách 1 phần bánh nhau
HCG là một loại hormone được sản xuất khi mang thai, chỉ số hCG cho biết được mẹ đã mang thai hay chưa, thai có nằm ngoài tử cung hay không. Chỉ số này thường được biết khi siêu âm, và nhiều mẹ không quan tâm lắm đến chỉ số này, nhưng, khi chỉ số hCG dương tính và tăng dần theo tuổi thai nhi thì đây là một dấu hiệu báo động cho nguy cơ động thai đấy!
Khi phát hiện một phần bánh nhau hay màng nhau bắt đầu có biểu hiện bóc tách, thì các mẹ nên kiêng việc đi lại gấp, nằm một chỗ với tư thế 2 chân treo lên cao trong một thời gian, tư thế nằm này sẽ giúp cho cổ tử cung luôn đóng, đảm bảo thai nhi vẫn còn nằm trong tử cung. Nhưng với một số trường hợp nặng hơn thì cần dùng đến thuốc do bác sĩ kê đơn.
5. Ra máu âm đạo
Ra máu ở âm đạo có thể rất ít (đôi khi là những đốm nhỏ hoặc 1 vệt màu hồng nhạt, đỏ tươi, hơi nâu), tuy nhiên vẫn có một số trường hợp sẽ bị chảy máu nhiều hơn. Đây là một dấu hiệu dễ nhận thấy nhất, cho các mẹ bầu biết rằng mình có nguy cơ bị động thai cao đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ, biểu hiện này thường bị nhầm lẫn với hiện tượng ra huyết khi thụ thai, nhưng để chắc chắn và đảm bảo an toàn, khi thấy bất kì hiện tượng ra máu nào ở âm đạo, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ kịp thời.
Với 5 dấu hiệu động thai mà Yeutre.vn tổng hợp được, hy vọng sẽ giúp thật nhiều cho các mẹ bầu, trong việc đề phòng những tình huống không mong muốn. Lưu ý dấu hiệu động thai, theo dõi thai kỳ thật cẩn thận chắc chắn sẽ mang lại một thai kỳ suôn sẻ và khỏe mạnh cho cả mẹ và bé.
Bích Nhã tổng hợp