Con không chào người lớn, có phải là trẻ hư?

Nhiều cha mẹ than phiền, họ đã làm mọi cách giáo dục con trẻ từ nhẹ nhàng tới răn đe, nhưng con vẫn không chịu chào người lớn khi gặp. Không ít trong số đó lo lắng, nếu tình trạng này kéo dài, con sẽ trở thành đứa trẻ hư khi lớn lên?

banner ads

Tuy nhiên, theo các chuyên gia giáo dục, nếu trẻ dưới 3 tuổi không chào người lớn thì đó là chuyện hết sức bình thường. Điều này không hề ảnh hưởng tới nhân cách của trẻ khi trưởng thành.

Nguyên nhân trẻ không chịu chào người lớn

Theo tục lệ người Việt, trẻ nhỏ gặp người lớn thì phải lễ phép chào hỏi mới được coi là một đứa trẻ ngoan. Với những trẻ làm ngược lại, hoặc có ý chống đối thì đều bị quy kết thành trẻ hư.

22216-tre.jpg

Không nên quát mắng khi trẻ không chào hỏi người lớn

banner ads

Đây là quy kết vô cùng oan uổng cho trẻ ở độ tuổi lên 3. Bởi ở giai đoạn này, trẻ chưa thể hiểu được thế nào là đúng, thế nào là sai một cách trọn vẹn. Trẻ càng không thể hiểu được khái niệm về quy tắc ứng xử, xã giao, lễ phép trong xã hội, gia đình. Vì vậy, đừng ép trẻ phải chào hỏi khi trẻ không thích. Thông thường, khi trẻ từ 3-6 tuổi, trẻ mới nhận thức được vì sao mình phải chào hỏi người lớn và làm điều đó một cách tự nhiên nhất.

Đôi khi, cha mẹ sẽ thấy trẻ hào hứng chào hỏi người lớn hoặc không chào. Nguyên nhân là do cảm xúc của trẻ lên 3 rất ngẫu hứng, chúng có thể thích chào hoặc không thích chào mà không cần biết vì sao.

Ngoài ra, theo bác sĩ Akehashi Daiji (bác sĩ thần kinh và tâm lý trẻ), tác giả của bộ sách “Nuôi dạy con kiểu Nhật Bản” cho biết, trẻ lên 3 có những cảm xúc rất khó nắm bắt và cha mẹ cần phải quan tâm, chia sẻ để trẻ không rơi vào “khủng hoảng” tuổi lên 3.

Đó là trẻ đã biết khẳng định cái tôi cá nhân, nghĩa là coi mình là quan trọng, giá trị nhất. Với một số trẻ, cái tôi cá nhân cao, trẻ thường bướng bỉnh, thích làm ngược lại những gì người lớn dạy. Đây cũng chính là nền tảng cho hành vi, cảm xúc, nhân cách của trẻ sau này. Vì vậy, cha mẹ cần phải uốn nắn, nuôi dưỡng trẻ thật tốt trong giai đoạn từ 0-3 tuổi.

Dạy con chào hỏi: Cha mẹ làm gương trước

Cha mẹ cần hiểu rằng, dạy con chào hỏi không phải bằng voi rọt hay quát mắng mà cần bằng những hành động và cam kết thiết thực như: cha mẹ chào con trước chẳng hạn.

22217-cha-me.jpg

Cha mẹ nên làm "tấm gương" cho trẻ

Trẻ lên 3 thường có xu hướng thích bắt chước người lớn, đặc biệt là cha mẹ. Nếu cha mẹ thường xuyên chào hỏi trẻ khi gặp thì trẻ sẽ nhanh chóng chào lại trong niềm vui thích.

Cũng theo TS. Vũ Thu Hương, Giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho biết, trẻ con rất ghét bị bố mẹ mắng, và càng ngang bướng hơn nếu bố mẹ sử dụng đòn roi. Chúng có thể làm nhưng làm trong chống đối. Cách tốt nhất để trẻ học chào hỏi và hiểu được ý nghĩa của quy tắc ứng xử này là cha mẹ nên chào bé trước. Sau đó, đừng quên nhờ người quen tới nhà chào bé trước để bé bắt chước và tạo thành thói quen.

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần phải kiên nhẫn trong quá trình dạy trẻ, bởi không phải cha mẹ làm lần đầu trẻ đã ghi nhớ ngay. Trong giai đoạn này, trí nhớ của trẻ rất ngắn, chúng sẽ nhanh chóng quên nếu cha mẹ không thường xuyên lặp lại. Vì vậy, hãy kiên trì làm gương cho con cho tới khi tạo thành thói quen của trẻ.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI