Viêm gan b là bệnh nguy hiểm, và nước ta có tỷ lệ mang mầm bệnh viêm gan B khá cao, chiếm khoảng 20% dân số. Vì vậy biện pháp tiêm viêm gan b cho trẻ sơ sinh để phòng ngừa bệnh cho trẻ là rất cần thiết.
1. Tiêm viêm gan B cho trẻ sơ sinh sớm là cần thiết
WHO khuyến cáo nên tiêm viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh, sẽ giúp trẻ phòng ngừa được sự lây lan từ mẹ, người thân chăm sóc hoặc những người có mang mầm bệnh cao hơn. Đặc biệt, với những trẻ có mẹ bị mắc viêm gan B thì cần phải được tiêm viêm gan B càng sớm càng tốt. Ngoài ra, những trẻ ấy cần được tiêm kết hợp thêm huyết thanh viêm gan b để hiệu quả phòng ngừa được cao hơn.
Việc tiêm viêm gan B cho trẻ sơ sinh sớm giúp ngăn ngừa được nguy có lây bệnh từ nhiều nguồn bệnh ở bêh ngoài, tạo ra cho trẻ hàng rào bảo vệ sức khoẻ tốt hơn. Vì vậy ba mẹ hãy tiêm viêm gan B cho trẻ sơ sinh sớm nhé.
2. Tiêm viêm gan B cho trẻ sơ sinh như thế nào?
Liên quan đến việc tiêm phòng cho trẻ , tiêm viêm gan B cho trẻ sơ sinh đã được đưa vào chương trình mở rộng và các bé đều được tiêm miễn phí. Trong vòng 24 giờ đầu sau sinh, nếu sức khoẻ của bé đủ điều kiện thì sẽ được tiêm ngừa viêm gan B mũi đầu tiên. Mũi tiêm đầu tiên này là mũi vắc xin viêm gan B đơn.
Các mũi tiếp theo sẽ được tiêm ở tháng thứ 2, thứ 3, thứ 4. Và loại vắc xin lúc này là vắc xin phối hợp phòng ngừa tổng cộng 5 bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, bệnh viêm màng não do Hib. Tất cả mũi này đều là vắc xin thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng.
Còn nếu bố mẹ lựa chọn tiêm dịch vụ cho trẻ thì có thể chọn loại tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh bằng vắc xin viêm gan B liều đơn. Hoặc, bố mẹ có thể cho trẻ tiêm phòng vắc xin 6 trong 1 phòng ngừa các bệnh như bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và viêm màng não do Hib vừa tiêm phòng viêm gan b, lại phòng ngừa thêm 5 bệnh khác chỉ trong một mũi tiêm. Tuy nhiên, việc tiêm chủng dịch vụ cho trẻ sẽ tốn phí chứ không được miễn phí như tiêm chủng mở rộng nên ba mẹ hãy cân nhắc chọn lựa nhé.
3. Những lưu ý khi tiêm viêm gan B cho trẻ sơ sinh
Để tránh những biến chứng nguy hiểm khi tiêm viêm gan b cho trẻ sơ sinh bố mẹ cần lưu ý:
- Khi mang thai, các mẹ hãy nên khám thai định kỳ, làm xét nghiệm đầy đủ. Nếu mẹ bị viêm gan B thì cần nhớ thông báo với nhân viên y tế để có thể được tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh sớm để giảm nguy cơ lây truyền từ mẹ sang con.
- Trẻ sinh non , nhẹ cân thì không được tiêm viêm gan B. Ba mẹ hãy đợi khi trẻ đạt cân nặng từ 2,8 kg thì hãy đưa bé đi chích ngừa viêm gan B.
- Những bé sốt cao, hệ miễn dịch suy yếu, mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, bệnh lý về da như chàm, mụn mủ,... thì không nên đưa đi chích ngừa .
- Sau khi tiêm ngừa, ba mẹ cần theo dõi phản ứng của trẻ để có thể sớm phát hiện những phản ứng nặng và đưa đến bệnh viện xử lý kịp thời.
- Theo dõi phản ứng của bé trong 24 đến 48 giờ sau khi tiêm ngừa.
Tóm lại, việc tiêm viêm gan B cho trẻ sơ sinh là cần thiết. Vì vậy, nếu trẻ đủ điều kiện để tiêm thì bố mẹ hãy tiêm phòng viêm gan cho trẻ sơ sinh sớm để hiệu quả phòng ngừa được cao hơn, làm giảm thiểu các nguy cơ lây truyền bệnh cho trẻ. Hy vọng bài viết trên đây giúp bố mẹ an tâm hơn khi tiêm viêm gan B cho trẻ sơ sinh nhé.
Thanh Ngân tổng hợp