Tia X–quang là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự phát triển của thai nhi
Tia X–quang là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là những bào thai đang trong giai đoạn đầu hình thành.
Một khi thai phụ bị phơi nhiễm quá thời gian tối đa cho phép, thai nhi có thể bị rối loạn nhiễm sắc thể, gây đột biến gen, thậm chí còn có thể dẫn đến tử vong.
Chính vì vậy, trước khi đưa ra quyết định cho thai phụ chụp X-quang, các bác sĩ đã phải cân nhắc rất kỹ lưỡng. Bản thân thai phụ khi biết mình có thai và cần thiết phải chụp X-quang nên thông báo cho các nhân viên y tế biết rõ tình trạng hiện tại của mình để có biện pháp ngăn ngừa tác hại tối ưu nhất.
Tia X-quang gây hại gì cho thai nhi qua mỗi giai đoạn khác nhau của thai kỳ?
Ở 3 tháng đầu thai kỳ
: Lúc này phôi thai đang bắt đầu phát triển thành bào thai. Các cơ quan đầu tiên của một thai nhi đang trong giai đoạn hình thành sơ khởi. Chính vì vậy, em bé của bạn rất mẫn cảm với những tác nhân gây hại từ bên ngoài và tia phóng xạ là một trong những mối đe dọa vô cùng nguy hiểm. Nó có thể làm rối loạn nhiễm sắc thể, gây ra dị dạng về ngoại hình hoặc làm tổn thương đến hệ thần kinh của trẻ. Trong những trường hợp phơi nhiễm quá lâu, thai nhi có thể tử vong trong tử cung của mẹ.
Tia X-quang ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi, nhất là trong giai đoạn đầu thai kỳ
Ở 3 tháng giữa thai kỳ
: Về cơ bản, các cơ quan của bé đã thành hình. Tuy những tác hại của tia phóng xạ gây ra dị tật thai trong giai đoạn này đã giảm nhưng một số cơ quan như hệ thần kinh trung ương, các bộ phận sinh sản, hệ xương và răng lại đang trong giai đoạn phát triển mạnh nên cũng chịu ảnh hưởng khá nghiêm trọng. Ngoài ra, tia phóng xạ còn có thể làm ngừng trệ sự sinh trưởng và khiến trí não của bé phát triển kém.
Ở 3 tháng cuối thai kỳ
: Các cơ quan quan trọng của thai nhi lúc này đã gần như hoàn thiện. Các tia phóng xạ với liều lượng nhỏ sẽ ít gây hại cho thai nhi.
Thuốc tạo ảnh từ phương pháp chụp X-quang có gây hại gì cho thai nhi?
Trong một số thuốc tạo ảnh được dùng để chụp X-quang có chứa thành phần i-ôt. Khi đi vào cơ thể người mẹ, i-ôt có thể di chuyển đến thai nhi làm rối loạn chức năng tuyến giáp, khiến tuyến giáp trạng phình to.
Những thai nhi chịu ảnh hưởng của thuốc tạo ảnh sau khi chào đời có thể chịu ảnh hưởng về sức khỏe lâu dài. Cụ thể, bé sẽ xuất hiện tình trạng cơ năng tuyến giáp trạng mang tính kế phát tăng.
Bên cạnh đó, một số thuốc còn làm rối loạn chất điện giải của cả mẹ lẫn con, dẫn đến sinh non hoặc sẩy thai. Do đó, trong những trường hợp không thực sự cần thiết, thai phụ không nên chụp X-quang.
Mẹ bầu cần làm gì khi buộc phải chụp X-quang?
Trước lúc chụp tia X, các thai phụ sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn mặc áo chì để bảo v ệ
Trước hết, bạn cần phải biết rõ cơ thể mình. Trong ba tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu cần được khám thai và theo dõi tình trạng thai nhi cụ thể.
Khi có chỉ định chụp X-quang, bạn cần nói rõ trường hợp của mình cho các bác sĩ biết. Nếu có thể họ sẽ thay thế bằng những biện pháp an toàn hơn.
Trong trường hợp buộc phải chụp X-quang, bạn nên suy xét cẩn trọng. Có thể đề nghị với bác sĩ để lùi thời gian chụp tia X lại đến những tháng tiếp theo nhằm hạn chế tối đa các tác hại.
Khi tiến hành chụp X-quang, thai phụ sẽ được chỉ định cụ thể về vị trí để tránh hết mức có thể tia X chiếu vào bụng.
Trước lúc chụp tia X, các thai phụ sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn mặc áo chì để bảo vệ.
Sau khi chụp X-quang, bạn nên thường xuyên kiểm tra thai kỳ để theo dõi tình trạng phát triển của thai nhi, nhất là khi bạn đang ở giai đoạn đầu của thai kỳ.
Lưu ý: Với những phụ nữ đang có kế hoạch sinh con, nên hoãn lại 3 tháng nếu trước đó bạn đã từng chụp X-quang.
Yeutre.vn (Tổng hợp)
Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm: