1. Xét nghiệm dung tích hồng cầu Hematocrit/hemoglobin
Xét nghiệm này không phải tiến hành lần đầu tiên vào ba tháng cuối mà được lặp đi lặp lại nhiều lần trong thai kỳ nhằm xác định xem mẹ bầu có bị thiếu máu hay không.
Tuy nhiên, nếu trước đó mẹ bầu đã có kết quả kiểm tra đường huyết bình thường thì có thể không cần phải trải qua xét nghiệm này.
Xét nghiệm thiếu máu trong ba tháng cuối thai kỳ là cần thiết.
2. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ nhất thiết phải được tiến hành nếu kết quả xét nghiệm đường huyết bất thường trong khoảng thời gian từ tuần 23 đến 27 và mẹ bầu chưa được xét nghiệm dung nạp đường huyết.
3. Xét nghiệm kháng thể Rh
Xét nghiệm này thường phải tiến hành ở mẹ bầu mang kháng thể Rh âm (Rh-) và mẹ sẽ được tiêm kháng thể miễn dịch Rh (Rh) là globulin trong tuần thứ 27.
Tình huống xấu hơn là máu em bé lẫn vào máu của mẹ thì globulin miễn dịch vẫn giúp cho cơ thể mẹ ngăn việc sản sinh ra các kháng thể có khả năng gây ra những tổn thương đến bé sau này hoặc ngay chính khi bé vẫn còn trong bụng mẹ.
Tuy nhiên, nếu ba của bé cũng có kháng thể Rh âm tính thì bé cũng tự nhiên có loại kháng thể này và mẹ bầu không cần thiết phải tiêm globulin miễn dịch Rh nữa.
4. Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Thường bác sĩ sẽ lấy mẫu tế bào ở cổ tử cung để kiểm tra các bệnh như chlamydia và bệnh lậu. Bệnh giang mai sẽ được kiểm tra thông qua xét nghiệm máu. Mẹ bầu cũng nên xét nghiệm HIV để bảo đảm an toàn.
Việc tiến hành các xét nghiệm này chỉ nhằm đảm bảo an toàn và giúp cho bác sĩ có thể can thiệp kịp thời nếu mẹ mắc bệnh và tránh lây nhiễm cho con.
Nếu sớm phát hiện mẹ mang bênh lây truyền qua đường tình dục có thể can thiệp để tránh lây cho con.
5. Xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B
Liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) được xét nghiệm kiểm tra trong thời gian từ tuần 34 đến 36 ở khu vực trực tràng và âm đạo.
Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy mẹ bầu mắc liên cầu khuẩn nhóm B thì mẹ bầu sẽ được điều trị bằng kháng sinh khi sinh nở để tránh lây nhiễm cho em bé. Việc điều trị ngay lúc xét nghiệm cũng không đảm bảo cho mẹ bầu rằng các liên cầu khuẩn này không quay trở lại và gây hại cho bé khi mẹ sinh.
Nếu trước đó mẹ bầu đã xét nghiệm chẩn đoán nhiễm liên cầu khuẩn thì bác sĩ sẽ trực tiếp cho mẹ bầu dùng thuốc kháng sinh mà không cần phải xét nghiệm lại.
6. Xét nghiệm tình trạng sinh lý và sức khỏe thai nhi
Các xét nghiệm thuộc nhóm này thường được thực hiện để xác định tình trạng thai nhi khi mẹ bầu gặp một số biến chứng hay thai nhi đã quá ngày dự sinh.
Yeutre.vn (Tổng hợp)