Thế nên mẹ bầu cần phải tự bảo vệ cho sức khỏe của mình bằng những cách tự nhiên, đơn giản và an toàn sau đây:
1. Ngủ đủ giấc
Những giấc ngủ sâu và kéo dài dường như trở nên hiếm hoi với một số mẹ bầu vì những bất ổn của cơ thể. Và vì vậy, mất ngủ trở thành một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu mệt mỏi. Để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, mẹ bầu cần ngủ đủ giấc mỗi ngày. Nghĩa là mẹ nên ngủ đủ 6-8 giờ mỗi tối.
Nếu điều này khó thực hiện, mẹ bầu có thể ngủ bù vào ban ngày bằng những giấc ngắn hơn.
Ngủ đủ giấc là một cách nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.
2. Ăn thêm rau xanh
Rau xanh cung cấp một lượng chất xơ và vitamin quan trọng. Đặc biệt là những loại rau củ màu vàng, cam, và tinh bột có trong các loại ngũ cốc sẽ giúp cơ thể có sức đề kháng cao hơn. Một số loại quả sậm màu và mọng nước như quả mâm xôi, việt quất… có hàm lượng chống oxy hóa cao cũng giúp cho cơ thể khỏe mạnh hơn.
3. Tăng cường vitamin và khoáng chất
Khi cơ thể được cung cấp đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất cần thiết thì khả năng chống nhiễm khuẩn của nó cũng cao hơn. Do đó, mẹ bầu cần bổ sung những loại vitamin như A, D, sắt, canxi… không chỉ trong thai kỳ mà trước cả khi mang thai để tạo nền tảng sức khỏe.
Nước táo ép không chỉ giàu vitamin A mà còn chứa nhiều nhiều khoáng chất như phot pho, sắt... tốt cho cơ thể.
4. Uống đủ nước khi mang thai
Nước là chất quan trọng bậc nhất trong cơ thể. Không chỉ để duy trì các hoạt động bình thường của tế bào và cơ quan nội tạng, nó còn giúp cho cơ thể loại bỏ chất độc, chống nhiễm khuẩn. Thiếu nước có thể khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn hay ngất xỉu. Vì vậy, mỗi ngày mẹ bầu nên bổ sung đủ 3 lít nước.
5. Tiêm phòng trước khi mang thai
Một số căn bệnh nếu mẹ mắc phải trong khi mang thai như sởi, đậu mùa, rubella hay quai bị… có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, mẹ bầu không thể tiêm phòng được loại vắc xin này do chúng không an toàn đối với trẻ. Do đó, mẹ cần phải tiêm phòng các bệnh trên trước khi mang thai.
Mẹ nên tiêm phòng trước khi mang thai.
6. Bổ sung lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa
Hệ miễn dịch chịu ảnh hưởng đến 50% từ hệ tiêu hóa. Nghĩa là nếu hệ tiêu hóa gặp trục trặc thì hệ miễn dịch cũng bị giảm sút một nửa chức năng của mình.
Hệ tiêu hóa trong thai kỳ thì thường hoạt động không được trơn tru do sự chèn ép đường ruột và các loại nội tiết tố. Do đó, để kích thích hệ tiêu hóa phát triển mẹ bầu nên bổ sung một số lợi khuẩn. Thực phẩm có nhiều lợi khuẩn được biết đến là sữa chua.
7. Tập thể dục đều đặn
Tập thể dục vừa thúc đẩy hệ tuần hoàn máu, hỗ trợ hệ tiêu hóa và giúp cho hệ bài tiết hoạt động mạnh mẽ hơn. Và như vậy nó cũng khiến cho hệ miễn dịch được nâng cao lên.
Nếu mẹ đã thường xuyên luyện tập thể dục thể thao thì mẹ chỉ cần chú ý cường độ và độ khó vừa phải tránh ảnh hưởng đến bé. Nếu mẹ chưa từng tập thì có thể bắt đầu với những động tác nhẹ nhàng của môn yoga hay đi bộ.
Yeutre.vn (Tổng hợp)